Philippines dự kiến giảm lượng gạo nhập khẩu trong quý IV

Nguồn tin thương mại cho biết, Philippines sẽ nhập khẩu 4 triệu tấn trong năm nay. Tính đến ngày 26/9, Philippines nhập khẩu khoảng 3,196 triệu tấn. Như vậy, từ nay đến cuối năm 2024, nước này mua thêm 800 nghìn tấn gạo là đủ chỉ tiêu thay vì 1,3 triệu tấn như dự kiến trước đó.

Philippines dự kiến giảm lượng gạo nhập khẩu trong quý IV
Ảnh minh họa

Cục Cây trồng – Bộ Nông nghiệp Philippines từng đưa ra dự báo, tổng lượng gạo nhập khẩu trong năm 2024 của nước này có thể đạt tới trên 4 triệu tấn, thậm chí tới 4,5 triệu tấn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đưa ra dự báo, nhập khẩu gạo của Philippines ​​sẽ đạt 4,6 triệu tấn trong năm nay.

Tuy nhiên, nguồn tin thương mại cho biết, năm 2024, khả năng Philippines chỉ nhập khẩu 4 triệu tấn gạo, do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đang thực hiện chương trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, sửa chữa và xây dựng mới các cơ sở dự trữ sau thu hoạch trong vài năm tới.

Ngoài ra, theo thống kê nhập khẩu trong 3 tháng gần nhất, bình quân mỗi tháng doanh nghiệp Philippines nhập dưới 300 nghìn tấn /tháng. Như vậy, quý IV lượng gạo nhập khẩu dưới 900 nghìn tấn, và cả năm nước này sẽ nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo.

Sau khi hoàn thành (trước năm 2028), cơ sở hạ tầng này không chỉ cung cấp cơ sở vật chất hiện đại, quan trọng hơn là giúp tiết kiệm cho nông dân 10 tỷ USD/năm, bị thất thoát do thiếu cơ sở vật chất sau thu hoạch.

Vụ thu hoạch chính của Philippines đã bắt đầu, dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh vào tháng 10, trong khoảng thời gian này thương nhân Philippines sẽ không nhập khẩu gạo trắng thường mà phải mua lúa của nông dân trong nước để thay thế.

Tính đến ngày 26/9, nhập khẩu gạo của Philippines đạt xấp xỉ 3,196 triệu tấn gạo, trong đó: Việt Nam đạt 2,525 triệu tấn; Thái Lan 407,996 nghìn tấn; Pakistan 157,564 nghìn tấn; Myanmar: 73,727 nghìn tấn; Ấn Độ: 22,039 nghìn tấn; Trung Quốc: 5,720 nghìn tấn; Japan: 2,309 nghìn tấn; Campuchia: 1,620 nghìn tấn; … Như vậy, từ nay đến cuối năm, Philippines sẽ nhập khẩu thêm khoảng 800 nghìn tấn gạo là đủ chỉ tiêu của năm 2024.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn, mang về 4.370 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Quảng cáo

Giá xuất khẩu gạo bình quân trong 9 tháng đầu năm nay là 624 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành 4 cho biết, Philippines là thị trường truyền thống lâu năm của Việt Nam. Người tiêu dùng Philippines rất chuộng các loại gạo thơm của Việt Nam, như OM18, DT8 và OM5451, vì gạo Việt Nam có nhiều ưu thế so với các nước xuất khẩu khác, đó là sản xuất liên vụ nên gạo luôn tươi mới, dẻo thơm.

Cùng với đó là ưu thế về chế biến, mua bán linh hoạt, thanh toán dễ dàng, giao hàng nhanh và chuyên nghiệp, cước tàu rẻ đến thị trường nhập khẩu nhờ khoảng cách địa lý gần. Chính vì vậy, các nước xuất khẩu khác rất khó cạnh tranh với gạo Việt Nam tại thị trường này kể cả Thái Lan.

Hiện nay, lượng lúa gạo trong nước không còn nhiều vì vụ lúa Hè Thu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào giai đoạn cuối. Vụ Thu Đông 2024 xuống giống được 675 nghìn ha/700 nghìn ha diện tích kế hoạch, bắt đầu thu hoạch được 88 nghìn ha nên sản lượng lúa từ nay đến cuối năm sẽ không quá dồi dào.

Theo một số nhà phân tích, với lượng lúa gạo trong nước như vậy thì Philippines có giảm nhập khẩu xuống còn 800 thay vì 1,3 triệu tấn gạo như dự kiến ban đầu cũng không ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, vì lượng tồn kho doanh nghiệp đang rất mỏng, còn gạo thơm vụ Thu Đông phục vụ tiêu dùng trong nước, nhất là dịp Tết cuối năm sắp đến.

“Trong 9 tháng qua Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, ước sản lượng gạo trong nước là không nhiều. Nếu Philippines giảm nhập khẩu cũng không ảnh hưởng”, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói.

Ông Fermin D. Adriano, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, khi Ấn Độ mở cửa lại thị trường gạo trắng thường, dự kiến các thương nhân Việt Nam ​​sẽ kéo giá gạo xuống thấp để cạnh tranh với gạo xuất khẩu thấp của Ấn Độ.

“Nếu điều đó xảy ra, các thương nhân Philippines sẽ mua hàng từ những người bán đáng tin cậy quen thuộc Việt Nam thay vì mua từ Ấn Độ”, ông Adriano nói.

Trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 2,525 triệu tấn gạo cho Philippines, tiếp tục là nhà cung cấp gạo hàng đầu cho thị trường này. Trước đó, vào tháng 1/2024, chính phủ hai nước cũng đã ký một thỏa thuận cung cấp gạo vào trao cho Philippines hạn ngạch từ 1,5 - 2 triệu tấn gạo/năm, có thời hạn 5 năm.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Vinamilk và những dấu mốc hành trình nửa thế kỷ

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) liên tục ghi dấu ấn trên thị trường sữa trong nước và thế giới. Ngay cả sau khi tái định vị thương hiệu Vinamilk vẫn khẳng định được vị thế của mình.

Nghịch lý VNM, "cứu tinh" của thị trường lại đang dò đáy Làm tốt trọng trách trụ đỡ trong 4 tuần, đã đến lúc VNM cần được san sẻ gánh nặng

Philippines dự kiến giảm lượng gạo nhập khẩu trong quý IV

Nguồn tin thương mại cho biết, Philippines sẽ nhập khẩu 4 triệu tấn trong năm nay. Tính đến ngày 26/9, Philippines nhập khẩu khoảng 3,196 triệu tấn. Như vậy, từ nay đến cuối năm 2024, nước này mua thêm 800 nghìn tấn gạo là đủ chỉ tiêu thay vì 1,3 triệu tấn như dự kiến trước đó.

Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines “Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vietjet và CFM International - liên doanh giữa Safran Aircraft Engines và GE Aerospace, ký kết thoả thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B cùng các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các máy bay thân hẹp của hãng, với tổng giá trị 8 tỷ USD.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes gọi tên Vinamilk, Vietjet, Petrolimex… Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD, dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

Giá dầu Brent vượt mốc 80 USD mỗi thùng do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Nguyên nhân thúc đẩy đà tăng mạnh của giá dầu là do nhà đầu tư lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng toàn khu vực Trung Đông và giảm bớt vị thế bán khống kỷ lục mà họ đã tích lũy trong tháng trước.

Căng thẳng Trung Đông leo thang có đẩy giá dầu và xăng tăng? Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024

Công ty Chứng khoán MB (MBS) là một trong những CTCK công bố kết quả kinh doanh sớm nhất trong ngành. Tính từ đầu năm, cổ phiếu MBS còn là mã tăng mạnh thứ 2 trong nhóm Chứng khoán.

Cặp đôi cổ phiếu MBB và MBS cùng lập kỷ lục giá mới Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh