Pháp lý Bất động sản: Cởi nút thắt khơi thông dòng vốn

Pháp lý vẫn là tâm điểm cần tháo gỡ để hâm nóng thị trường bất động sản (BĐS) lẫn thị trường tài chính. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải tự chủ động cứu lấy mình bằng cách tạo ra dòng tiền.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Pháp lý Bất động sản: Cởi nút thắt khơi thông dòng vốn

BĐS là câu chuyện không của riêng ai

BĐS là loại hình tài sản đặc biệt, có tính thanh khoản và có thể định giá theo giá thị trường. Đây được xem là lớp tài sản đảm bảo chủ yếu với các ngân hàng khi cung cấp các khoản vay tín dụng. Theo thống kê từ Ngân hàng nhà nước (NHNN), đến cuối năm 2022, tổng dư nợ tín dụng đối với ngành BĐS là 2,58 triệu tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng dư nợ tín dụng.

BĐS cũng là một ngành đầu chuỗi và có sự ảnh hưởng tới các ngành dịch vụ cho thuê, xây dựng, vật liệu xây dựng… Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam, ngành này đóng góp 15% tỷ trọng GDP cả nước và 11% tổng thu ngân sách nhà nước.

Với mối liên hệ chặt chẽ, bất kì sự biến động hay sụt giảm ở thị trường BĐS đều ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, xu hướng lãi suất và các yếu tố vĩ mô.

Những khó khăn của thị trường BĐS và thị trường vốn là trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt từ qúy 3/2022 trở đi đã phản ánh vào bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thông qua con số nợ xấu tăng nhanh trở lại, đặc biệt là nợ nhóm 2 ở cả các ngân hàng quốc doanh lẫn ngân hàng tư nhân. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đạt mức cao nhất kể từ 2017 đến nay và cao hơn nhiều so với năm 2020 khi có dịch COVID-19. Đi kèm đó là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng sụt giảm đáng kể so với thời điểm cuối năm 2021.

Bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam cho tới tháng 3/2023 vẫn chưa thể lưu thông bình thường trở lại khi tăng trưởng tín dụng quý 1 chỉ đạt 2,01% trong khi kế hoạch của NHNN là 14%. Với xu hướng này, nguy cơ trễ hạn trái phiếu lan sang thị trường tín dụng là hiện hữu. Điều này sẽ động xấu đến tài sản của ngân hàng khi nợ nhóm 2 nhảy lên thành nợ xấu và gây ra các hậu quả như đã từng xảy ra giai đoạn 2011-2013.

Chính phủ ra tay “gỡ khó”

Pháp lý vẫn là điểm nghẽn của thị trường BĐS và tài chính hiện nay. Hoàn thiện đầy đủ pháp lý dự án thì các chủ đầu tư mới có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Dòng tiền là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp triển khai xây dựng dự án và thu được dòng tiền mới từ công tác bán hàng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng, trái chủ.

Vừa qua, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HORE) đã đề xuất tháo gỡ pháp lý 156 dự án. Theo DKRA, từ đầu năm 2023 đến nay, tại TP.HCM và vùng phụ cận chỉ có 1 dự án căn hộ mới, và 2 dự án mở bán tiếp theo cung ứng ra thị trường 669 căn hộ, giảm 56% so với cùng kỳ.

Trước bối cảnh đó, hàng loạt động thái “gỡ khó” đã được Chính phủ ban hành như: Nghị định 08/2023/NĐ-CP về phát hành trái phiếu công ty riêng lẻ, Nghị quyết số 33/NQ-CP về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS, Nghị định 10/2023/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Đất Đai.

“Tháo gỡ” và “thúc đẩy” là 2 từ khóa được nhấn mạnh trong thời gian qua. Những chính sách mới đang tạo kỳ vọng cho thị trường BĐS từ đó tác động tích cực đến nguồn cung trong tương lai. Bên cạnh đó, đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội sẽ được xây dựng từ nay đến năm 2030 cũng đang tạo lực đẩy cho thị trường.

Doanh nghiệp BĐS thích nghi và vượt khó

Bên cạnh sự can thiệp của Chính phủ, các doanh nghiệp cũng phải chủ động cứu lấy mình. Khi thị trường trái phiếu và tín dụng đang bị đóng băng, giải pháp cơ cấu dòng tiền hiệu quả nhất là bán bớt tài sản thu tiền về.

CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt (HoSE:PDR) đã từng dứt khoát thực hiện chiến lược này vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 để giải quyết vấn đề thanh khoản dòng tiền. Hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm 40% dư nợ trái phiếu (từ 2.846 tỷ xuống còn 1.614 tỷ) mà còn giúp duy trì niềm tin với các trái chủ. Từ đó doanh nghiệp có nguồn lực để duy trì triển khai các dự án hiện hữu.

Dự án Astral City đang hoàn thiện các bước thủ tục pháp lý cuối cùng

Dự án Astral City đang hoàn thiện các bước thủ tục pháp lý cuối cùng

Phát Đạt cũng là công ty hiếm hoi cơ cấu tài sản một cách nhanh chóng để giải quyết cơn khủng hoảng cấp kỳ trong thời gian vừa qua. Cũng như nhiều doanh nghiệp trong ngành, Phát Đạt đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục pháp lý cho các dự án, đặc biệt là dự án Astral City nhằm sớm đưa vào khai thác tạo ra dòng tiền.

Nếu nguồn lực doanh nghiệp là điều kiện cần thì pháp lý chính là điều kiện đủ để thực hiện dự án. Khi chủ đầu tư hoàn thành pháp lý và đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán sẽ thuận lợi cho công tác triển khai bán hàng, giúp nhà đầu tư an tâm. Dự án sẽ có lợi thế tiếp cận các khoản vay lãi suất tốt từ ngân hàng, giúp hỗ trợ khách hàng trong việc vay mua nhà.

Doanh nghiệp cũng cần hướng đến việc cơ cấu giá bán sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực của thị trường. Chỉ có triển khai xây dựng và đẩy mạnh công tác bán hàng với các dự án đã hoàn thiện pháp lý mới là cách giúp doanh nghiệp bất động sản chủ động vượt qua khủng hoảng của thị trường.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Chuyên gia hiến kế hạ giá nhà chung cư

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, giá chung cư Hà Nội sẽ có điểm điều chỉnh nhưng không nhiều. Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Khi so sánh giữa các dòng sản phẩm, người mua có nhu cầu ở thực có thể nhận thấy giá căn hộ vẫn ở mức hợp lý hơn so với những sản phẩm liền thổ trong dự án như biệt thự và nhà liền kề. Từ đó, dẫn đến câu chuyện ghi nhận mức tăng về nhu cầu và giá sơ cấp của phân khúc căn hộ trong quý I/2024.

Chat với BizLIVE