Phân tích yếu tố khiến cho nguồn cung khí đốt toàn cầu thiếu hụt trong thời gian tới

Đợt leo thang nỗi lo về nguồn cung khí đốt lần này có nguyên nhân từ các cuộc tranh luận không hồi kết giữa người lao động và các quản lý tại nhiều doanh nghiệp năng lượng của toàn cầu.

Khí đốt lại đang trở thành mối rủi ro lớn trong kinh tế toàn cầu, khả năng một số vụ đình công tại Australia diễn ra tiềm ẩn khả năng sẽ gây tổn hại đến cán cân cung cầu toàn cầu và khiến cho người dân phải tiêu tốn thêm nhiều tiền chi trả cho loại năng lượng này, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Nhu cầu thiên liệu tại các nước thuộc Bắc bán cầu hiện vẫn đang ở mức thấp bởi hiện tại vẫn chưa vào mùa sưởi ấm cao điểm. Tuy nhiên triển vọng một số nhà máy khí đốt đóng cửa dài hạn đã đẩy giá bán buôn khí đốt toàn cầu tăng cao.

Đáng nói, tình trạng này trở nên căng thẳng trong bối cảnh hàng loạt sự kiện thời tiết cực đoan mới xảy ra tạo ra nhiều thách thức với hệ thống năng lượng trong mùa hè năm nay, ngoài ra nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang thu hẹp sản xuất.

Đợt leo thang nỗi lo về nguồn cung khí đốt lần này có nguyên nhân từ các cuộc tranh luận không hồi kết giữa người lao động và các quản lý tại nhiều doanh nghiệp năng lượng của toàn cầu tại Chevron cho đến Woodside Energy Group, hai doanh nghiệp chiếm khoảng 10% tổng nguồn cung khí đốt hóa lỏng của toàn cầu.

Bởi giới chủ doanh nghiệp năng lượng toàn cầu đã kiếm được thêm đến hàng tỷ USD từ những xáo trộn trên thị trường toàn cầu đẩy giá khí đốt lên ngưỡng cao kỷ lục trong mùa hè năm ngoái, người lao động vì vậy đề nghị mức lương cao hơn, các nghiệp đoàn lao động sẽ tiếp tục đàm phán từ ngày thứ Ba.

“Đợt biểu tình diễn ra ở thời điểm mà thị trường khí đốt hiện đang trong trạng thái khó khăn dù rằng giá đã giảm rất sâu và hiện đang ở ngưỡng tương đối thấp so với trước đây”, giám đốc điều hành doanh nghiệp sở hữu tàu Flex LNG tại Oslo – ông Oystein Kalleklev phân tích.

Quảng cáo

Dù giá khí đốt hiện nay đã thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng cao thiết lập cách đây khoảng 1 năm, biến động vào mùa đông năm nay có thể đồng nghĩa với việc chi phí sưởi ấm của các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn trong năm sau. Ngoài ra nhiều ngành nghề sử dụng nhiều khí đốt khác bao gồm thép, phân bón hay gốm cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề dù rằng đã chịu rất nhiều tác động từ đợt giá tăng cao vào năm ngoái.

Các vụ đình công của người lao động ngành khí đốt cho thấy tính dễ tổn thương của nguồn cung khí đốt toàn cầu ở thời điểm đã hơn 1 năm sau khi thị trường chịu ảnh hưởng bởi căng thẳng Nga – Ukraine. Châu Âu, châu lục chịu ảnh hưởng nặng nề khi nguồn cung khí đốt từ Nga bị chặn lại, hiện vẫn còn đang thiếu khí đốt.

Nhiều tuần gần đây, nhà điều hành các doanh nghiệp năng lượng lớn đã cảnh báo rằng mùa đông lạnh giá và tình trạng cắt điện luân phiên sẽ có thể khiến cho khu vực này đương đầu với tình trạng thiếu khí đốt.

Châu Á chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự gián đoạn của nguồn cung khí đốt từ Australia, còn cuộc chiến giá tại châu Âu tiềm ẩn rủi ro đẩy tăng chi phí lao động trong khu vực.

Nếu các cuộc đình công tại một số nhà máy của Australia kéo dài hơn 1 tháng, ước tính khoảng 3 triệu tấn khí đốt sẽ bị rút ra khỏi thị trường toàn cầu, theo tính toán của SyEnergy Consulting.

Tác động lên thị trường toàn cầu thậm chí có thể lớn hơn khi mà Nhật, Thái Lan và Đài Loan nhập khẩu ước tính khoảng ¼ nguồn cung khí đốt từ nhóm các nhà máy này, dữ liệu của công ty tình báo thị trường có tên Independent Commodity Intelligence Services cho hay. Đồng thời nhóm các doanh nghiệp này cung cấp khoảng 14% lượng nhập khẩu của Trung Quốc và 28% của Singapore. Những nước đang là khách hàng trực tiếp của nhóm các doanh nghiệp khí đốt Australia sẽ có thể buộc phải tìm kiếm nguồn cung thay thế trên thị trường giao ngay.

Nguồn cung ở nhiều nơi khác từ trước vốn đã chịu áp lực. Xuất khẩu khí đốt của Nga đã giảm trong nhiều tuần gần đây do hoạt động bảo trì tại hai nhà máy lớn nhất. Trinidad & Tobago hiện có một nhà máy dự kiến sẽ thu hẹp hoạt động trong phần lớn tháng 8/2023 còn Ai Cập đã ngừng các loại hình xuất khẩu, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu nội địa. Nguồn cung từ Nigeria cũng giảm trong bối cảnh nước này đối diện với nhiều vấn đề.

Nước Mỹ, nhà cung cấp khí đốt lớn và linh hoạt nhất thế giới, chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều bên mua đang tìm kiếm lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, hiện tại nhiều nhà máy khí đốt của Mỹ hiện đang nằm trong khu vực chịu bão lũ chính vì vậy họ cũng sẽ khó đáp ứng đề nghị mua của các bên.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?