Yếu tố nào khiến cho các đại gia năng lượng Trung Quốc chạy đua mua gom khí đốt?

Các chuyên gia về thị trường năng lượng phân tích Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn khủng hoảng năng lượng tái diễn, cùng lúc đó cố gắng kích thích tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc đang mua mạnh khí đốt, giới chức Trung Quốc đang khuyến khích các nhà nhập khẩu nước này không ngừng ký kết các hợp đồng mua năng lượng ngay cả sau khi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hạ nhiệt.

Theo Bloomberg, chính phủ Trung Quốc đang ủng hộ các doanh nghiệp nhà nước ký kết các hợp đồng mua năng lượng dài hạn và thậm chí đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng xuất khẩu năng lượng nhằm tăng cường an ninh năng lượng.

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở thành nhà nhập khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới trong năm 2023. Đã 3 năm liên tiếp, các doanh nghiệp Trung Quốc đang ký kết nhiều hợp đồng mua dài hạn hơn bất kỳ nước nào trên thế giới.

Các chuyên gia về thị trường năng lượng phân tích Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn khủng hoảng năng lượng tái diễn, cùng lúc đó cố gắng kích thích tăng trưởng kinh tế. Các hợp đồng khí đốt hóa lỏng (LNG) được các doanh nghiệp quan tâm nhiều bởi hàng giao được thực hiện trên cơ sở giá cả ổn định so với trên thị trường giao ngay.

Tại thị trường này, giá khí đốt từng có thời điểm tăng lên ngưỡng cao chưa từng có trong lịch sử sau khi căng thẳng Nga – Ukraine mới bùng phát.

“An ninh năng lượng đã luôn là ưu tiên của Trung Quốc. Việc có nguồn cung dồi dào trong danh mục giúp họ có thể quản lý tốt ngay cả trong trường hợp có nhiều biến động trong tương lai. Tôi nghĩ xu thế này sẽ ngày một mạnh mẽ hơn”, trưởng bộ phận đầu tư và tư vấn tại quỹ Trident LNG ở Thượng Hải – ông Toby Copson phân tích.

Quảng cáo

Các nỗ lực ký kết hợp đồng năng lượng sẽ giúp củng cố cho hoạt động xuất khẩu năng lượng trên toàn cầu. Khi mà các nhà cung cấp đang làm việc nhiều hơn với các nhà nhập khẩu Trung Quốc, ảnh hưởng của Bắc Kinh trên thị trường sẽ ngày một lớn dần.

Trung Quốc bắt đầu ký kết các hợp đồng năng lượng dài hạn trong năm 2021 sau khi quan hệ với Mỹ cải thiện. Dù rằng trong năm ngoái, nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc yếu đi khi nhu cầu suy giảm trong bối cảnh các biện pháp hạn chế đi lại ngăn COVID-19 được áp dụng, những bên mua Trung Quốc đã nối lại việc này sau khi đường ống cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu bị chặn lại.

Giá cả năng lượng ở ngưỡng cao và việc toàn thế giới cạnh tranh giành loại nhiên liệu này cho thấy tầm quan trọng của việc phải có được nguồn cung ổn định.

Một phần nguyên nhân khiến Trung Quốc vận động tăng cường an ninh năng lượng chính là đa dạng hóa nguồn nhập khẩu ra nhiều nước như biện pháp phòng vệ các vấn đề gián đoạn địa chính trị.

Một số nước nhập khẩu năng lượng trong đó có Ấn Độ hiện đang cố gắng ký kết thêm các thỏa thuận nhằm ngăn tình trạng thiếu hụt và giảm phụ thuộc vào các hợp đồng giao ngay.

Tuy nhiên Trung Quốc hiện đang cố gắng ký kết các hợp đồng ở tốc độ rất nhanh chóng. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, ước tính khoảng 33% khối lượng khí đốt hóa lỏng thuộc về các doanh nghiệp Trung Quốc ký kết, tính toán của Bloomberg cho hay.

Trong tháng vừa qua, Tập đoàn Năng lượng Nhà nước Trung Quốc (CNPC) đã ký kết hợp đồng năng lượng thời hạn 27 năm và đồng thời mua cổ phần tại dự án năng lượng lớn của doanh nghiệp này. Cùng lúc đó, ENN Energy Holdings Ltd ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Mỹ Cheniere Energy. Nguồn cung từ cả hai loại hợp đồng này sẽ chính thức được chuyển giao ngay từ đầu năm 2026.

Qatar cũng đồng thời ký kết hợp đồng với một số doanh nghiệp Trung Quốc để có các hợp đồng mua sản phẩm thời hạn hơn 20 năm. Sinopec thuộc nhóm các doanh nghiệp hiện đang đối thoại để đầu tư vào dự án phát triển nguồn cung khí đốt tại Saudi Arabia, trong đó phải kể đến việc xây dựng hạ tầng để xuất khẩu nhiên liệu.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên