Ông Trần Đình Long không còn trong danh sách tỷ phú USD

Tài sản ròng của Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đã giảm từ 3,2 tỷ USD hồi đầu năm xuống còn 958 triệu USD trong bối cảnh thị giá cổ phiếu HPG giảm hơn 64% trong cùng khoảng thời gian.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo dữ liệu cập nhật thời gian thực của Forbes, tài sản ròng của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) tính đến ngày 9/11 chỉ còn 958 triệu USD. Với kết quả này, ông Long đã không còn nằm trong danh sách tỷ phú USD thế giới và rơi xuống vị trí thứ 2.454 người giàu nhất thế giới, giảm 1.503 bậc.

Cách đây gần 8 tháng (ngày 11/3 - thời điểm Forbes chốt số liệu tài sản dựa trên giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái) tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát vẫn đạt 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên hiện tại, tài sản của ông Long đã hao hụt khoảng 70%, tương đương hơn 2,2 tỷ USD.

Sự sụt giảm tài sản của ông Trần Đình Long chủ yếu gắn liền với sự biến động của cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán. Hiện ông Long đang nắm giữ hơn 1,51 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương 26,08% vốn và là cổ đông lớn nhất tại Hòa Phát. Cộng cả tài sản của vợ ông Long - bà Vũ Thị Hiền – và những người thân có liên quan thì gia đình ông Long đang nắm giữ khoảng 2,03 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương gần 35% vốn điều lệ.

Trong gần 8 tháng qua (từ 11/3-9/11), cổ phiếu cổ phiếu HPG đã giảm từ 36.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 13.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh), tương đương mức giảm khoảng 64%.

Trong phiên giao dịch 10/11, cổ phiếu HPG giảm sàn 6,9% và lùi xuống mức 12.100 đồng/cổ phiếu. Việc giá cổ phiếu HPG liên tục lao dốc không chỉ khiến người đứng đầu tập đoàn mất danh hiệu tỷ phú USD mà còn khiến vốn hóa của Hòa Phát “bốc hơi” hàng tỷ USD so với đầu năm.

Đầu năm nay, vốn hóa của Hòa Phát vẫn đạt khoảng 204.200 tỷ đồng, thuộc top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên, hiện tại vốn hóa của nhà sản xuất thép này chỉ còn khoảng 70.400 tỷ đồng, tương đương mức giảm 133.800 tỷ đồng (xấp xỉ 5,5 tỷ USD theo tỷ giá quy đổi). Với mức vốn hóa này, Hòa Phát cũng đã rớt khỏi top 10 vốn hóa lớn nhất sàn HoSE.

Tài sản của ông Trần Đình Long đã lùi xuống dưới 1 tỷ USD, theo dữ liệu thời gian thực của Forbes.
Tài sản của ông Trần Đình Long đã lùi xuống dưới 1 tỷ USD, theo dữ liệu thời gian thực của Forbes.

Cũng theo dữ liệu thời gian thực của Forbes, ngoài ông Trần Đình Long rớt khỏi top 7 tỷ phú Việt Nam, tài sản của các tỷ phú còn lại gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang cũng có biến động mạnh so với thời điểm Forbes công bố danh sách hồi tháng 3.

Theo đó, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã giảm 2,3 tỷ USD so với thời điểm 11/3, còn 3,8 tỷ USD. Tuy vẫn là người giàu nhất Việt Nam nhưng thứ hạng của ông Vượng trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới đã giảm từ vị trí 411 xuống vị trí 695.

Cùng trong khoảng thời gian trên, tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo giảm 1,1 tỷ USD (còn 2 tỷ USD), ông Hồ Hùng Anh giảm 900 triệu USD (còn 1,4 tỷ USD), ông Trần Bá Dương và gia đình giảm 200 triệu USD (còn 1,4 tỷ USD), ông Nguyễn Đăng Quang giảm 700 triệu USD (còn 1,2 tỷ USD), ông Bùi Thành Nhơn giảm1,8 tỷ USD (còn 1,1 tỷ USD).

Từ ngày 3-9/11, cổ phiếu NVL của Novaland đã có 5 phiên giảm sàn liên tiếp, ảnh hưởng đến tài sản của vị tỷ phú này. Nếu tiếp tục diễn biến theo chiều giá xuống, không loại trừ khả năng ông Nhơn cũng sẽ rơi khỏi danh sách tỷ phú USD thời gian tới.

Ngoài ra, quy mô tài sản của các tỷ phú USD khác tại Việt Nam cũng giảm mạnh thời gian qua. Như tài sản ròng bà Nguyễn Thị Phương Thảo giảm từ 3,1 tỷ USD xuống 2 tỷ USD; ông Hồ Hùng Anh giảm từ 2,3 tỷ USD xuống 1,4 tỷ USD; ông Nguyễn Đăng Quang giảm từ 1,9 tỷ USD xuống 1,3 tỷ USD.

Riêng tỷ phú Trần Bá Dương và gia đình có mức tài sản biến động ít nhất. Trong 8 tháng qua giảm 200 triệu USD từ 1,6 tỷ USD xuống 1,4 tỷ USD.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cửa hàng WIN hiện đại với đa dạng chủng loại hàng hóa được trưng bày dựa trên cơ sở dữ liệu lớn

Masan đạt 18.855 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

“Masan sẽ thúc đẩy lợi nhuận của WinCommerce, Masan MEATLife và Phúc Long hơn nữa để sánh vai cùng Masan Consumer. Khả năng sinh lời sẽ là thước đo quan trọng trong 18 đến 24 tháng tới giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông", Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cho biết.

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Chat với BizLIVE