OGC rao bán 21% cổ phần dự án cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang

Dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang không chỉ đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông vùng Bắc Bộ, mà còn được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (HoSE: OGC) hiện đang chào bán 21% cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Hà Nội - Bắc Giang - chủ đầu tư của dự án cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang. Đây là dự án giao thông trọng điểm, có vai trò quan trọng trong kết nối hạ tầng khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng và giao thương quốc tế nói chung.

Tuyến giao thông huyết mạch kinh tế

Tuyến cao tốc BOT Hà Nội – Bắc Giang dài 45,8 km được xem là trục giao thông huyết mạch kết nối Hà Nội với các tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp và thương mại như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Dự án có tổng mức đầu tư 4.154,5 tỷ đồng và đã được hoàn thành, đưa vào khai thác từ năm 2016. Hiện hơn 90% giá trị hợp đồng đã được quyết toán, phần còn lại liên quan đến chi phí giải phóng mặt bằng tại Bắc Ninh vẫn đang tiếp tục triển khai.

Với mức phí trung bình từ 40.000 - 200.000 đồng/lượt với 4 làn xe, dự án có pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch và được phê duyệt thu phí đến năm 2037.

Bên cạnh đó, theo Quyết định 1451/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sẽ được mở rộng từ 4 làn lên 8 làn xe với chiều dài 46 km trước năm 2030, tăng khả năng kết nối và khai thác. Ngoài ra, các kế hoạch trùng tu và đại tu cũng đã được phê duyệt, mở ra cơ hội tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển của dự án.

Trong những năm gần đây, diện mạo hạ tầng giao thông của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ vào quyết tâm chính trị và nguồn lực đầu tư khủng. Xu hướng này mang lại nhiều cơ hội cho các dự án BOT - một mô hình triển khai hạ tầng quan trọng và hiệu quả, mà tuyến cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang là một ví dụ cụ thể.

Quảng cáo

Đặc biệt, dự án này không chỉ có vai trò kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phát triển công nghiệp phía Bắc mà còn đóng vai trò cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

“Thiên thời, địa lợi” từ việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Dù diện mạo hạ tầng giao thông đã có bước tiến quan trọng song khối lượng công việc cần tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo còn rất lớn, nhất là nhìn vào mục tiêu phát triển đường cao tốc mà Chính phủ đề ra. Một trong nhiều khó khăn của cuộc cách mạng về hạ tầng chính là nguồn lực về tài chính, vấn đề đang được Chính phủ tập trung tháo gỡ.

Theo báo cáo của Chứng khoán Yuanta, dù tổng mức giải ngân đầu tư công năm 2024 vẫn thấp, nhưng các cải cách pháp lý và quy trình thực hiện trong năm qua đã tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn 2025-2026.

Từ tháng 1/2025, hàng loạt luật mới như Luật Đầu tư công, Luật PPP, Luật Quy hoạch và Luật Đấu thầu có hiệu lực, với các thay đổi lớn nhằm đơn giản hóa quy trình và tăng cường thẩm quyền phê duyệt cho Chính phủ cũng như UBND các cấp.

Nhờ các cải cách này, các điểm nghẽn pháp lý - một trong những nguyên nhân chính gây chậm trễ ở các dự án BOT trước đây sẽ được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp BOT đẩy nhanh tiến độ và vận hành hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh vốn đầu tư công được giải ngân mạnh, dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang sẽ hưởng lợi lớn từ việc phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông. Các dự án kết nối phụ trợ, như đường gom và mở rộng số lượng làn, sẽ thúc đẩy lưu lượng phương tiện qua tuyến đường, tăng nguồn thu phí và cải thiện hiệu quả khai thác.

Kế hoạch mở rộng tuyến đường lên 8 làn xe của BOT Hà Nội – Bắc Giang theo Quyết định 1451/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng có nhiều thuận lợi khi nguồn vốn đầu tư công được đẩy mạnh, giúp đẩy nhanh tiến độ nâng cấp hạ tầng.

Với tầm nhìn dài hạn, các doanh nghiệp BOT không chỉ đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế mà còn đồng hành cùng Chính phủ trong việc hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội giai đoạn 2025-2030.

Công ty OGC ưu tiên các nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác hiệu quả tiềm năng to lớn của dự án này. Đây là cơ hội hiếm có để sở hữu một phần của dự án BOT hiệu quả và mang tầm ảnh hưởng lớn.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cơ hội nào cho ngành thép Việt Nam khi Mỹ áp thuế 25% thép và nhôm nhập khẩu?

Chuyên gia nhận định, Mỹ đánh thuế thép, nhôm ở mức 25% và không loại trừ bất cứ quốc gia nào không tạo thêm tác động tiêu cực đối với các sản phẩm thép và nhôm xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ, thậm chí sẽ mở ra cơ hội mới, tạo môi trường cạnh tranh công

Mỹ áp thuế 25% nhôm, thép ảnh hưởng như thế nào đến cổ phiếu HPG, HSG, NKG? Thuế nhôm và thép của Mỹ đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục

Vietjet tiếp tục được vinh danh Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới 2025

Vietjet tiếp tục được Airline Ratings vinh danh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới” (World’s Best Ultra Low Cost Carrier 2025). Đây là hạng mục giải thưởng quan trọng của hàng không quốc tế do tổ chức đánh giá an toàn và chất lượng dịch

Vietjet mở đường bay đến Bắc Kinh và Quảng Châu, đón chào năm mới với ưu đãi 0 đồng Vietjet đạt doanh thu 2024 cao nhất từ trước đến nay

OGC rao bán 21% cổ phần dự án cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang

Dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang không chỉ đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông vùng Bắc Bộ, mà còn được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

BOT Ninh Thuận của CII báo lãi bất thường, gấp 42 lần trong nửa đầu năm Chủ đầu tư BOT Xa lộ Hà Nội báo lãi gần 150 tỷ đồng nửa đầu năm

Doanh nghiệp thép 37 năm tuổi là "chủ nợ" của Novaland có nguy cơ bị huỷ niêm yết trên HOSE

HOSE lưu ý về việc cổ phiếu này có khả năng bị huỷ niêm yết bắt buộc nếu Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của công ty có kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ.

Thép Nam Kim chốt ngày chào bán hơn 131 triệu cổ phiếu, huy động gần 1.600 tỷ đồng Ngành thép năm 2025: Tăng trưởng từ nội lực