OCB, đẩy mạnh số hóa, cải thiện trải nghiệm người dùng
OCB đã tập trung xây dựng chiến lược số hóa toàn diện cho các hoạt động ngân hàng từ rất sớm. Năm 2021 OCB đã có sự tăng trưởng ngân hàng số nổi bật và tính bằng lần. Cụ thể, số lượng người dùng OCB OMNI tăng gấp 3 lần, lượng giao dịch tăng hơn 60% và eKYC tăng 15 lần so với 2020.
Đầu 2022, với sự đồng hành của Công ty tư vấn hàng đầu thế giới BCG, ngân hàng đã tiếp tục bổ sung thêm cho chiến lược đó và đặt ra mục tiêu số hóa sẽ là kênh chính để phát triển hoạt động của ngân hàng, qua đó giúp tăng trưởng khách hàng mới, mở rộng quy mô, tăng độ phủ tốt hơn và hướng đến kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Cụ thể là sự ra đời củagói vay mua nhà Dream Home từ cuối năm 2021 đã nhận được những tín hiệu tích cực từ thị trường. Đây là một trong những dự án chiến lược và là giao phẩm dự án xây dựng Hành trình khách hàng của OCB được tư vấn bởi BCG.
Dự án được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho khách hàng là người trẻ thành thị với khao khát sở hữu ngôi nhà mơ ước của riêng mình nhưng gặp nhiều trở ngại về tài chính như: số tiền tiết kiệm chưa dồi dào, thu nhập chưa cao. Nhà băng này đã thiết kế sản phẩm trên thu nhập của người trẻ sẽ tăng dần qua từng năm - mức kỳ vọng tăng ước tính là 10%/năm, số tiền gốc phải trả tăng dần qua các năm nhưng lãi vẫn theo dư nợ giảm dần.
Với Dream Home, số tiền phải trả ở những năm đầu sẽ trở nên hợp lý hơn, rơi vào khoảng 12-13 triệu đồng/ tháng - tương đương giá thuê một căn hộ chung cư tầm trung ở thành phố. Thời gian vay nâng lên 30 năm thay vì chỉ 20 - 25 năm như trước đây, lãi suất siêu ưu đãi chỉ từ 6,99%/năm, cho vay bù đắp đến 24 tháng, ân hạn gốc lên đến 12 tháng, linh hoạt chứng từ chứng minh nguồn thu nhập lên đến 3 tỷ đồng.
Gói vay mua nhà Dream Home của OCB nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường
Sau gần 5 tháng triển khai bán, những con số ấn tượng mà Dream Home mang về cho thấy, sản phẩm đáp ứng rất tốt nhu cầu của khách hàng khi giải ngân gần 2.500 tỷ và gần 1.500 hồ sơ vay được phê duyệt thành công.
Ngày 21/3/2022 vừa qua, OCB đã phối hợp cùng đối tác bất động sản tiếp tục cho ra mắt nền tảng công nghệ đột phá "Unlock Dream Home". Ở nền tảng này, khách hàng sẽ nhanh chóng tìm được nhà ưng ý dựa trên danh mục bất động sản uy tín được thu thập chất lượng; Sử dụng công cụ tính toán khoản vay thông minh dựa trên thu nhập hàng tháng và thời gian vay mong muốn; Đăng ký hồ sơ vay mua nhà hoàn toàn trực tuyến.
Trong trường hợp khách hàng muốn có phê duyệt chính thức từ ngân hàng, khách hàng sẽ thực hiện đăng ký vay trực tuyến và cung cấp hồ sơ online. Sau khi hoàn thành, khách hàng có thể theo dõi trạng thái hồ sơ của mình một cách minh bạch ngay trên nền tảng số Unlock Dream Home. Nhân viên ngân hàng sẽ luôn song hành, hỗ trợ trong suốt quá trình vay mua nhà.
“OCB xác định tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và thực hiện lộ trình số hóa toàn diện. Theo chiều dọc, OCB đẩy mạnh phục vụ khách hàng và tạo điều kiện cho nhân viên. Giai đoạn cơ bản, áp dụng số hóa để tối ưu hóa quy trình, sản phẩm; ở mức độ cao hơn - mở rộng phạm vi hoạt động, sản phẩm; ở mức cao hơn nữa là xây dựng mới các sản phẩm; cuối cùng là phải đột phá các giải pháp. Còn theo chiều ngang, Ngân hàng tạo giao diện để kết nối với các nhà cung cấp, xây dựng hệ sinh thái. Cách đi của ngân hàng là “Cá nhân hóa sản phẩm và các chính sách hỗ trợ” để phù hợp với từng đối tượng khách hàng”, đại diện lãnh đạo OCB chia sẻ.
Tập trung các sản phẩm cốt lõi, đẩy mạnh nguồn thu nhập lãi thuần của ngân hàng
Được biết, năm 2022 sẽ là năm OCB tiếp tục tập trung vào các sản phẩm cốt lõi để đẩy mạnh nguồn thu nhập lãi thuần của ngân hàng, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững đi cùng nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời; Tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tín dụng, thu hồi xử lý nợ xấu; Đặc biệt, chất lượng tài sản của OCB luôn được chú trọng với mục tiêu nợ xấu tiếp tục được kiểm soát tốt trong năm 2022.
Theo báo cáo tài chính, tính đến 31/3/2022, tổng tài sản của OCB đạt 187.748 tỷ đồng. Huy động vốn trên thị trường 1 (bao gồm ủy thác đầu tư) đạt 125.192 tỷ đồng. Dư nợ cho vay trên thị trường 1 (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) đạt 109.663 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,04%.
Lợi nhuận trước thuế đạt 1.115 tỷ đồng (trước CIC). Tuy nhiên, do thay đổi về chính sách trích lập dự phòng rủi ro, ngân hàng trích bổ sung dự phòng phân nhóm nợ theo CIC trong BCTC quý 1 nên lợi nhuận đạt 836 tỷ đồng, trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 1.670 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với cùng kỳ. NIM tăng trưởng từ 3,7% cuối năm 2021 lên mức 3,72% tại thời điểm cuối tháng 3/2022.
Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ thanh khoản được tăng cường so với cuối năm, tạo dư địa cho tăng trưởng tín dụng. Hệ số an toàn vốn (CAR) của OCB được duy trì ở mức cao 12,53%, nằm trong top đầu ngành.
Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, Lãnh đạo OCB cho biết: “Trong quý 1/2022, OCB vẫn đảm bảo tăng trưởng dư nợ tín dụng tốt, có sự dịch chuyển từ dư nợ doanh nghiệp sang dư nợ bán lẻ.
Chúng tôi vẫn kỳ vọng trong năm 2022 dù còn nhiều thách thức cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng ngân hàng vẫn tập trung phát triển mở rộng thị trường bán lẻ, tiếp tục khai thác các nguồn thu từ sản phẩm công nghệ mang lại, đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi, tối ưu hóa chi phí huy động vốn, tăng tỷ trọng casa, và đa dạng hóa nguồn huy động như tăng chất lượng tín dụng, tăng chất lượng tài sản, tiết giảm chi phí. Đó là những biện pháp chính mà OCB đã thực hiện từ nhiều năm qua.”
.