Mất thị trường Trung Quốc, nông sản Mỹ sẽ đi về đâu?

Nông dân Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều loại nông sản sau khi Trung Quốc đáp trả các mức thuế của Mỹ.

100154_trung-quoc-tam-dung-mua-nong-san-my.jpg
Bốc dỡ đậu tương nhập khẩu tại cảng Nam Thông thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Đầu năm nay, phần lớn nông dân Mỹ kỳ vọng hòa vốn hoặc có thể có một chút lợi nhuận nếu tìm được cách cắt giảm chi phí sản xuất đang ở mức rất cao. Thế nhưng hiện tại, họ đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều loại nông sản sau khi Trung Quốc đáp trả các mức thuế của Mỹ.

Ông Caleb Ragland, Chủ tịch Hiệp hội Đậu tương Mỹ (ASA) tại Magnolia, bang Kentucky, phát biểu: "Ngành nông nghiệp Mỹ đã và đang phải vật lộn với vô vàn khó khăn lớn và không cho phép bất kỳ sai sót nào xảy ra".

Nông dân trồng đậu tương và lúa miến đặc biệt lo ngại vì ít nhất một nửa sản lượng của họ để phục vụ xuất khẩu, và Trung Quốc từ lâu đã là khách hàng lớn nhất. Năm 2024, Trung Quốc cũng đã mua một lượng lớn ngô, thịt bò, thịt gà và các sản phẩm nông sản khác của Mỹ, với tổng giá trị lên tới 24,65 tỷ USD.

Tuy nhiên, với việc Trung Quốc công bố áp thuế 34% lên tất cả các sản phẩm của Mỹ vào ngày 4/4, bên cạnh các mức thuế đã được áp dụng trước đó trong năm nay tất cả những mặt hàng này sẽ trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều tại thị trường Trung Quốc. Giá các sản phẩm nông sản đã giảm sau khi Mỹ công bố các mức thuế quan vào đầu tuần này.

Ông Tim Dufault, chủ một trang trại ở Tây Bắc Minnesota, gần biên giới Canada (Ca-na-đa) cho biết: "Trong những năm thuận lợi, nông dân trồng đậu tương có thể thu lợi nhuận từ 50-75 USD trên mỗi mẫu, nhưng năm nay không phải là một năm tốt vì giá nông sản không đủ bù đắp chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Việc giá giảm trong hai ngày qua đã khiến nông dân mất khoảng 25 USD trên mỗi mẫu."

Quảng cáo

Ông Dufault lo ngại rằng các mức thuế mới này có thể đẩy nhiều hộ nông dân đến bờ vực phá sản, bao gồm cả những người trẻ tuổi mà ông đã cho thuê đất trong năm nay khi ông nghỉ hưu, vì họ có nguy cơ chẳng kiếm được gì trong năm 2025.

Một trong những mối lo ngại lớn nhất và dai dẳng là nông dân và người chăn nuôi Mỹ sẽ mất thị phần khi Trung Quốc chuyển sang mua đậu tương, thịt bò, thịt gà và nông sản khác từ Brazil (Bra-xin) và các quốc gia khác. Trung Quốc sẽ tiếp tục mua lúa mỳ để sản xuất đồ uống baijiu, một loại đồ uống phổ biến tương tự rượu whisky ở Mỹ, nhưng họ sẽ mua từ các quốc gia khác thay vì Mỹ.

Nông dân Mỹ đã phải hứng chịu "cuộc chiến thương mại" trước đây của ông Trump với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên. Nhưng lần này, các mức thuế của ông Trump được áp dụng trên phạm vi toàn cầu, do đó Trung Quốc có thể không phải là quốc gia duy nhất đáp trả bằng cách áp đặt các mức thuế của riêng họ.

Cách duy nhất giúp phần lớn nông dân Mỹ vượt qua cuộc chiến thương mại trước đó của ông Trump là nhờ hàng chục tỷ USD trợ cấp từ chính phủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu ông có thực hiện điều tương tự lần này hay không. Ông Trump đã cấp cho họ hơn 22 tỷ USD trợ cấp vào năm 2019 và gần 46 tỷ USD vào năm 2020, mặc dù khoản trợ cấp năm đó cũng bao gồm các khoản hỗ trợ liên quan đến đại dịch COVID-19.

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Brooke Rollins trả lời phỏng vấn Fox News trong tuần này rằng, hiện tại bà chưa thấy cần thiết phải có các khoản trợ cấp lớn, và vài tháng nữa mới có thể khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng Tổng thống Trump luôn thể hiện cam kết vững chắc đối với nông dân, chủ trang trại và các cộng đồng nông thôn của Mỹ. Bà nói: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng nếu điều đó thực sự cần thiết".

Tuy nhiên, những người nông dân không ai mong muốn điều đó. Ông Andy Hineman, Phó chủ tịch Hiệp hội những người trồng lúa mỳ Kansas, bày tỏ: "Chúng tôi không muốn sống dựa vào trợ cấp của chính phủ. Chúng tôi muốn bán những sản phẩm do chính mình làm ra."

Còn nông dân Bryant Kagay, một trong những chủ sở hữu trang trại Kagay tại Amity, Missouri, cho biết, ông không tin rằng các mức thuế này, với cách áp dụng hiện tại, sẽ kéo dài được lâu và ông cũng không thích ý tưởng nhận trợ cấp từ chính phủ.

Niềm hy vọng của những người nông dân là các mức thuế của ông Trump sẽ mở đường cho những cuộc đàm phán với các quốc gia khác, qua đó giảm thuế và dỡ bỏ các rào cản thương mại khác.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá cà phê tăng nhẹ, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong gần hai năm

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm do đồng rupee yếu và nguồn cung gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.

Gạo Ấn Độ rớt giá, gạo Việt Nam lên ngôi cao nhất 4 năm Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Giá gạo toàn cầu đã chạm đáy nhưng khó hồi phục trong năm nay

Giá gạo toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và khó có thể giảm thêm nữa khi đồng tiền của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - Ấn Độ - đang tăng giá, nhưng lượng dự trữ của Ấn Độ tăng mạnh và vụ mùa bội thu ở châu Á nói chung sẽ cản trở

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục

Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục

Chính phủ Nhật Bản ngày 7/5 cho biết, giá gạo trung bình tại nước này đã tăng lên mức kỷ lục 4.233 yen (khoảng 30 USD)/5kg, cao hơn gấp đôi so với một năm trước.

Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Giá gạo Ấn Độ tuần này đã leo lên mức cao nhất trong gần 1 tháng nhờ đà tăng của đồng rupee bất chấp nhu cầu yếu, trong khi giá gạo Thái Lan duy trì ổn định do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Thị trường nông sản: Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất, gạo Việt Nam tăng nhẹ

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp

Gạo Ấn Độ rớt giá, gạo Việt Nam lên ngôi cao nhất 4 năm

Giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ đã giảm trong tuần này do đồng nội tệ yếu, trong khi giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Giá gạo Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng

Gạo Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trên trường quốc tế: Khẳng định giá trị thương hiệu

Gạo Việt Nam đang khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với giá trị xuất khẩu tăng mạnh, chất lượng cải thiện rõ rệt và thương hiệu ngày càng được chú trọng.

Giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030