Nhóm ngành nào sẽ hưởng lợi lớn trong năm 2023?

Trong bối cảnh xu hướng tăng trưởng dự báo sẽ chậm lại trong năm 2023, hàng không, điện, cao su là số ít những nhóm ngành được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi.

Năm 2022 đã gần khép lại và mặc dù nền kinh tế nói chung vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực song càng về cuối năm những khó khăn đối với các nhóm ngành càng lộ rõ. Theo các chuyên gia, năm 2023 Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt các thách thức do tăng trưởng xuất khẩu thấp, môi trường lãi suất cao, lạm phát thế giới vẫn ở mức cảnh báo, thanh khoản thắt chặt và gia tăng áp lực nợ xấu ở mảng bất động sản.

Trong báo cáo về chiến lược đầu tư mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 không nhiều, bao gồm: khôi phục du lịch quốc tế, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công vào phát triển cơ sở hạ tầng và xu hướng chuyển đổi năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ.

Công ty chứng khoán này dự báo GDP 2023 tăng 6,7%, cao hơn so với mục tiêu 6,5% của Chính phủ, song thấp hơn mức ước tính 7,9% năm 2022. Ngoài ra, lộ trình mở cửa của Trung Quốc và gia tăng cạnh tranh FDI giữa các nước trong khu vực là những biến số quan trọng đối với triển vọng kinh tế trong thời gian tới.

Trong bối cảnh xu hướng tăng trưởng sẽ chậm lại trong năm 2023, khả năng các nhóm ngành được hưởng lợi cũng sẽ ít đi. Theo đó, VNDirect cho rằng việc phục hồi hàng không quốc tế sẽ đẩy lợi nhuận của mảng hàng không/dịch vụ hàng không tăng vọt trong năm 2023.

Bên cạnh đó, sau năm 2022 chậm chạp, giải ngân đầu tư công sẽ khởi sắc, nhưng cơ hội dường như chỉ sáng với các doanh nghiệp lớn trong ngành. Ngoài ra, việc chuyển đổi năng lượng sẽ mang đến rất nhiều cơ hội đầu tư, song ở giai đoạn đầu của lộ trình này, mảng hạ tầng năng lượng và một vài doanh nghiệp lấn sân năng lượng tái tạo vẫn đang được hưởng lợi.

Ngành hàng không được thúc đẩy bởi sự phục hồi của khách quốc tế

Sau khi kiểm soát thành công dịch COVID-19 trong quý 1/2022, hàng không nội địa bắt đầu phục hồi từ tháng 4/2022 và đã vượt qua mức trước đại dịch kể từ tháng 5/2022 nhờ nhu cầu du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau dịch. Do lượng khách nội địa trong quý 3/2021 đạt mức thấp do dịch bệnh bùng phát mạnh trên toàn quốc, lưu lượng hành khách nội địa trong quý 3/2022 tăng 87 lần so với cùng kỳ, tương đương 154,7% trước đại dịch, lượng hành khách nội địa 9 tháng tăng 164,6% so với cùng kỳ, tương đương 122,9 % trước đại dịch.

Cùng với đó từ 15/2/2022, Việt Nam đã gỡ bỏ hạn chế về tần suất các chuyến bay quốc tế. Tính đến ngày 15/03/2022, Việt Nam đã đưa số lượng đường bay thường lệ về mức trước đại dịch, khôi phục chính sách thị thực như giai đoạn trước dịch. Nhờ đó, lượng hành khách quốc tế trong quý 3/2022 đã có sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 35 lần so với cùng kỳ, lên 4,9 triệu, bằng 49,8% mức trước đại dịch, đưa lượng hành khách quốc tế 9 tháng tăng 14,5 lần so với cùng kỳ, bằng 22,3% mức trước đại dịch.

Hiện có hơn 30 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 96 đường bay quốc tế kết nối Việt Nam với 21 quốc gia/vùng lãnh thổ. Mới đây nhất, đường bay thường lệ Việt Nam - Trung Quốc đã chính mở lại lại từ hôm nay (9/12), kết thúc sự gián đoạn kéo dài gần 3 năm qua bởi COVID-19. Việc nối lại đường bay thường lệ với Trung Quốc được kỳ vọng sẽ khiến cho việc du lịch đến và đi từ Trung Quốc thuận lợi hơn.

Trong kịch bản dự báo cơ sở, VNDirect kỳ vọng lượng khách quốc tế của Việt Nam đạt 12,5 triệu khách trong năm 2022 (so với 0,5 triệu khách trong năm 2021) và có thể tăng 195,2% trong năm 2023 - bằng 88,5% mức trước đại dịch.

Do kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam có độ phụ thuộc lớn với lưu lượng hàng không quốc tế, nên VNDirect tin rằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 2023 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường quốc tế.

Theo dự báo của VNDirect, lượng khách quốc tế của Việt Nam có thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch trong năm 2024 (bằng 105,2% mức 2019) và có thể đạt 118,9% mức 2019 trong năm 2025.

Quảng cáo
nhom-nganh-nao-se-huong-loi-lon-trong-nam-2023-20221209173424.jpg?rt=20221209173455

Tuy nhiên, cũng bởi lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ, trong khi nhiều dự án hạ tầng hàng không trọng điểm vẫn đang được xây dựng, VNDirect cho rằng cơ sở hạ tầng sẽ không thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng trong ngắn hạn có thể gặp tình trạng quá tải trong giai đoạn 2023-2024. Công ty chứng khoán này ước tính các sân bay hàng không Việt Nam có thể hoạt động ở mức 132%/142% tổng công suất thiết kế trong giai đoạn 2023-2024, trước khi giảm tải từ năm 2025 khi nhiều dự án cơ sở hạ tầng hàng không quan trọng khánh thành như sân bay Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và dự án mở rộng nhà ga T2 ở Nội Bài.

Trong khi sản lượng hàng hóa hàng không Việt Nam dự báo sẽ đi ngang trong năm 2023, VNDirect cho rằng bán lẻ hàng không sẽ là ngành hưởng lợi nhất khi sản lượng khách quốc tế phục hồi. Các công ty bán lẻ sân bay đang chứng kiến biên lợi nhuận gộp gần như quay trở lại mức trước đại dịch trong 9 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh bán lẻ sân bay có tương quan với lượng hành khách quốc tế, doanh thu bán lẻ sân bay hiện tại vẫn còn thấp.

Với kỳ vọng giao thông hàng không quốc tế phục hồi từ quý 4/2022, VNDirect tin rằng kết quả kinh doanh của các công ty bán lẻ sân bay có thể phục hồi với lợi nhuận ròng dương vào năm 2022 và có thể tăng mạnh từ năm 2023 khi lượng khách quốc tế phục hồi mạnh mẽ.

Nhóm cao su và nhiệt điện cũng kỳ vọng được hưởng lợi

Ngoài hàng không, VNDirect nhận định ngành điện, đặc biệt là các doanh nghiệp năng lượng tái tạo sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong năm 2023.

Theo VNDirect, nhu cầu điện Việt Nam sẽ ghi nhận một mức tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2030, do dự báo GDP tăng trưởng nhanh chóng. Theo dự thảo Quy hoạch Điện 8, trong kịch bản phụ tải cao, nhu cầu điện dự báo sẽ tăng trưởng kép đạt 9,2% trong 2022-2030. Đây có thể là một trong các yếu tố bản lề, củng cố triển vọng ngành điện khi các nhà máy được huy động ở mức công suất cao hơn.

VNDirect dự báo điện khí sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 2023-2024, củng cố bởi nhu cầu phụ tải tăng cao và giá khí dự báo giảm. Cùng với đó, năng lượng tái tạo sẽ gặp thuận lợi hơn khi nút thắt chính sách được tháo gỡ, mở ra một chu kỳ phát triển mới cho các doanh nghiệp có quy mô và năng lực.

Ngược lại, công ty chứng khoán này cho rằng trong giai đoạn 2023-2024, giá than nhập tiếp tục neo cao sẽ là cản trở chính cho tăng trưởng mảng điện than. Tuy nhiên, áp lực sẽ nhẹ nhàng hơn đối với các doanh nghiệp than nội địa tại Miền Bắc, do giá điện thấp hơn cũng như những dự báo về nhu cầu điện tăng cao trong các năm tới tại khu vực này.

Tương tự, sau năm 2022 rực rỡ, thủy điện nhiều khả năng sẽ kết thúc một chu kỳ tăng trưởng khi pha La Nina dự kiến kết thúc từ tháng 1/2023 và bắt đầu chuyển sang pha trung tính.

nhom-nganh-nao-se-huong-loi-lon-trong-nam-2023-20221209173419.jpg?rt=20221209173513

Đồng nhận định, Chứng khoán EVS dẫn dự báo của IRA cho biết, trạng thái La Nina nhiều khả năng sẽ chỉ duy trì đến giai đoạn tháng 2 – 4/2023 và chuyển dần sang trung tính có thể khiến lượng điều kiện thủy văn kém thuận lợi dẫn tới giảm sản lượng các nhà máy thủy điện. Nhiều khả năng EVN sẽ phải huy động từ các nhà máy nhiệt điện khi vào mùa khô để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Nhờ đó, giá điện CGM dự báo sẽ tiếp tục tăng cao khi giá nguyên vật liệu như than hay khí vẫn sẽ neo cao do Trung Quốc chính thức mở cửa hoàn toàn vào 2023 và cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu chưa thể giải quyết nhanh chóng.

Ngoài nhiệt điện, Chứng khoán EVS dự báo nhóm cao su cũng có tiềm năng hưởng lợi trong năm 2023. Công ty chứng khoán này đánh giá việc Trung Quốc mở cửa có thể tạo ra cú huých. Theo Nomura, Bắc Kinh có thể sẽ mở cửa vào tháng 3/2023 khi các số liệu nền kinh tế Trung Quốc đang dần trở nên xấu đi. Việc Trung Quốc gỡ bỏ các biện pháp giãn cách có thể giúp di chuyển đơn giản hơn, gia tăng nhu cầu đối với xăng dầu và lốp xe. Đồng thời, xu hướng “tiêu dùng trả thù” nhiều khả năng sẽ xảy ra khi nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén suốt 3 năm do đại dịch.

Tính đến tháng 11/2022, tổng lượng xe lưu hành tại Trung Quốc đạt 315 triệu xe (bao gồm cả xe 4 bánh và 2 bánh), giúp nước này trở thành thị trường tiêu thụ xe lớn nhất thế giới. EVS Research kỳ vọng việc mở cửa sẽ làm gia tăng mạnh nhu cầu về các sản phẩm từ cao su như săm lốp, từ đó khiến giá cao su tăng cao trong thời gian sắp tới.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội dừng tuyển chọn nhà đầu tư xây khu đô thị 2.600 tỷ đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội sáng ngày 23/12 đã phát ra thông báo về việc dừng lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.

Vinhomes chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại công ty con với số vốn hơn 3.000 tỷ đồng Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản nhà ở Hà Nội năm 2025

Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản nhà ở Hà Nội năm 2025

Trước nhu cầu mỗi năm Hà Nội tăng thêm khoảng 200.000 người cần nhà ở, phân khúc sản phẩm bất động sản chung cư đang tiếp tục là loại hình dẫn dắt thị trường Hà Nội từ đầu năm 2025.

"Dự báo trong năm 2025, chung cư mới Hà Nội sẽ biến mất mức giá 50 triệu đồng/m2" Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn

Hiệp hội Bất động sản Bình Dương "bắt tay" SAVISTA thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản

Bản ghi nhớ (MoU) thỏa thuận hợp tác giữa BDREA và SAVISTA đánh dấu bước tiến mới trong việc kết nối, chia sẻ nguồn lực giữa hai bên và mở ra cơ hội phát triển bền vững cho thị trường bất động sản tỉnh Bình Dương - một trong những khu vực có tiềm năng lớn của Đông Nam Bộ.

Bảng giá đất Hà Nội tăng cao, tiền bồi thường thu hồi đất và tiền thuế, phí về đất đai có tăng?

Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, bảng giá đất điều chỉnh cơ bản không ảnh hưởng đến việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất do giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là giá đất cụ thể.

Hà Nội tăng tốc đấu giá đất dịp cuối năm Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu tác động của các cuộc đấu giá đất cao bất thường đến mặt bằng giá đất

Hà Nội đang có hơn 1.000 dự án vướng phương án bồi thường về đất

Theo Sở TN&MT Hà Nội, trên địa bàn hiện có hơn 1.000 dự án dở dang đang có vướng mắc về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng do chuyển tiếp Luật Đất đai.

Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ Hàng loạt dự án nhà ở xã hội "đổ bộ" có làm giảm nhiệt thị trường chung cư?

Hà Nội công bố bảng giá đất mới có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng đến 31/12/2025: Nơi cao nhất có giá gần 700 triệu đồng/m2, gấp 6 lần giá cũ

Giá đất cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2 áp dụng cho thửa giáp mặt đường tại loạt tuyến đường của quận như Ngã tư Hàng Khay, Hàng Bài, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng.

Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất Hà Nội tăng tốc đấu giá đất dịp cuối năm

Hàng loạt dự án nhà ở xã hội "đổ bộ" có làm giảm nhiệt thị trường chung cư?

Những tháng cuối năm 2024, thị trường Hà Nội liên tiếp đón tin vui từ các dự án nhà ở xã hội khởi công, được cấp phép xây dựng. Như vậy, nguồn cung nhà ở xã hội sắp tới tăng, giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp, thu nhập trung bình có thể trở nên

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh triển khai các dự án nhà ở xã hội Chính thức thí điểm xây nhà ở thương mại thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ 1/4/2025

Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

Ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 6490/QĐ-UBND ngày 18/12/2024 về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP.Hà Nội.

Thừa Thiên Huế giao đất cho Đất Xanh và Regal Group xây khu dân cư 700 tỷ đồng HoREA: Giá nhà bình quân tại TP. HCM chạm mốc 9,39 tỷ đồng/căn

HoREA: Giá nhà bình quân tại TP. HCM chạm mốc 9,39 tỷ đồng/căn

Theo HoREA, giá nhà bình quân sơ cấp tại TP. HCM do doanh nghiệp đăng ký với sở Xây dựng của 1.611 căn nhà thuộc 04 dự án nhà ở cao cấp đưa ra thị trường trong 11 tháng đầu năm 2024 đã lên đến 9,39 tỷ đồng/căn.

Lãi suất “hạ nhiệt”, người mua nhà vẫn “ngại” vay do giá nhà leo cao Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh

Thừa Thiên Huế giao đất cho Đất Xanh và Regal Group xây khu dân cư 700 tỷ đồng

Ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây đã ký quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất đợt 1 cho liên danh Công ty Cổ phần Regal Group và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh để đầu tư dự án Khu dân cư Tứ Hạ - Hương Văn, thị xã Hương Trà.

KBC thế chấp toàn bộ vốn góp tại dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cho ngân hàng Bất ngờ diễn biến đất nền Hà Nội, giá chạm ngưỡng trung bình 70 triệu đồng/m2

Quảng Bình thu hồi dự án khách sạn hạng sang do chủ đầu tư không chịu nộp thuế

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo thu hồi đất của Công ty cổ phần Việt Group Central sử dụng để thực hiện dự án Tổ hợp khách sạn và nhà ở kết hợp kinh doanh - shophouse (dự án Movenpick Central) tại phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới do không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Quỹ ngoại quy mô gần 22.000 tỷ trở thành cổ đông lớn của công ty phân phối Mercedes-Benz, MG lớn nhất Việt Nam Từ 1/1/2025, chính thức bãi bỏ 5 thông tư về cấp sổ đỏ, người dân cần nắm rõ

Từ 1/1/2025, chính thức bãi bỏ 5 thông tư về cấp sổ đỏ, người dân cần nắm rõ

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Năm 2025, trường hợp nào không phải nộp tiền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ? Nóng: Bán đất không "sổ đỏ" bị phạt nặng đến 100 triệu đồng từ 4/10