Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng
Hình minh họa.

Trong bối cảnh lãi suất huy động đang có dấu hiệu tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc giúp các ngân hàng pha loãng chi phí vốn.

Tuy nhiên, số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng lại cho thấy diễn biến không mấy khả quan đối với chỉ số này.

Khảo sát tại 27 ngân hàng đã công bố BCTC năm 2024 cho thấy, có 14 ngân hàng, tương đương tỷ lệ gần 52% ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm trong năm qua.

Khảo sát 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính năm 2024 cho thấy có tới 14 ngân hàng, tương đương gần 52%, ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm trong năm qua. Tại Vietbank, tính đến cuối năm 2024, dù tổng tiền gửi khách hàng tăng 5,3% so với đầu năm, nhưng tiền gửi không kỳ hạn lại giảm mạnh 37,4%, kéo tỷ lệ CASA xuống còn 4,9%, so với mức 8,3% hồi đầu năm. Điều này khiến Vietbank trở thành một trong những ngân hàng có mức giảm CASA mạnh nhất, đồng thời nằm trong nhóm có tỷ lệ CASA thấp nhất khảo sát.

Tương tự, tại VPBank, lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm 11% kéo tỷ lệ CASA từ 17,4% xuống 14,1% vào cuối năm 2024. Một số ngân hàng khác cũng ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm, như PGBank giảm 2,6 điểm %, SHB giảm 2,24 điểm %, Bac A Bank giảm 1,5 điểm %.

Đáng chú ý, việc tỷ lệ CASA đi xuống không chỉ diễn ra ở các thành viên có quy mô vừa và nhỏ. Những nhà băng vốn luôn đứng đầu hệ thống trong việc thu hút nguồn vốn rẻ cũng ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm trong năm qua.

Đáng chú ý, sự suy giảm CASA không chỉ diễn ra ở các ngân hàng quy mô nhỏ, mà ngay cả những "ông lớn" dẫn đầu về thu hút nguồn vốn giá rẻ cũng không tránh khỏi xu hướng này. Dù vẫn giữ vị trí dẫn đầu về tỷ lệ CASA, MB cũng ghi nhận mức giảm từ 39,6% cuối năm 2023 xuống 39,1% vào cuối năm 2024. Tại Techcombank, tổng tiền gửi khách hàng tăng 17,3% trong năm, nhưng tiền gửi không kỳ hạn chỉ tăng 9,8%, khiến tỷ lệ CASA giảm 2,5 điểm %, xuống còn 37,4%.

Quảng cáo

Khảo sát cũng cho thấy có tới 10/27 ngân hàng (tương đương 37%) có tỷ lệ CASA dưới 10%. Bac A Bank là ngân hàng có tỷ lệ CASA thấp nhất, chỉ đạt 2,9% tổng số tiền gửi khách hàng. VietABank và VietBank lần lượt xếp thứ hai và ba với tỷ lệ CASA ở mức 4,1% và 4,9%. Một số ngân hàng khác như NamABank (6,3%), Kienlongbank (6,4%), BVBank (6,7%) cũng có tỷ lệ CASA khiêm tốn.

Với lợi thế chi phí vốn gần như bằng 0%, tiền gửi không kỳ hạn là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng thương mại giảm áp lực chi phí hoạt động, cải thiện biên lãi ròng (NIM) và tạo lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua lãi suất cho vay. Vì vậy, những năm gần đây, các ngân hàng không ngừng chạy đua để thu hút nguồn vốn này.

Nhằm gia tăng CASA, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng mạnh sang mảng bán lẻ, triển khai chính sách miễn phí giao dịch, chuyển tiền và rút tiền. Đặc biệt, đầu tư vào công nghệ ngân hàng số, mở rộng hệ sinh thái dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng đang trở thành chiến lược trọng tâm của nhiều nhà băng. Nhờ đó, dù có sự phân hóa giữa các ngân hàng, nhưng tỷ lệ CASA toàn hệ thống đã có sự cải thiện đáng kể trong vài năm qua.

Tuy nhiên, như trên, nguồn vốn giá rẻ này dần trở nên "khan hiếm" hơn, một phần do sự dịch chuyển dòng tiền sang các khoản tiết kiệm dài hạn để hưởng lãi suất cao hơn trong bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng tăng trở lại từ cuối năm 2024.

Dù vậy, với tỷ lệ CASA của toàn hệ thống vẫn mới chỉ đag duy trì quanh mức trên dưới 20% như hiện nay, các chuyên gia nhận định dư địa tăng trưởng vẫn còn rộng mở. Gia tăng CASA không chỉ là xu hướng tất yếu của một ngân hàng hiện đại mà còn là dấu hiệu của một thị trường tài chính phát triển.

Để xây dựng nền tảng CASA bền vững, các ngân hàng đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng và cải thiện trải nghiệm sử dụng, nhằm giữ chân và thu hút thêm nguồn vốn quan trọng này.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2025 – Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm

Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng hơn 38.000 tỷ đồng khỏi thị trường trong tuần từ 10/02 - 14/02 thông qua kênh thị trường mở, trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm ở cả VND và USD.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025

Trong năm 2025, với dự báo thị trường ngoại tệ xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi hơn so với giai đoạn trước, thanh khoản liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ dồi dào hơn.

Tỷ giá, lãi suất và những ẩn số 2025 Fed chưa vội điều chỉnh chính sách lãi suất Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?

Thu nhập lãi thuần vẫn là động lực tăng trưởng chính cho lợi nhuận các ngân hàng, với điểm nhấn về tăng trưởng tín dụng ước đạt gần 18%, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Giá vàng SJC bật tăng, giá USD ngân hàng "hạ nhiệt" Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024

Tổng đài thông minh không phím bấm: Bước đột phá của LPBank trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hoạt động ngân hàng đã trở thành xu hướng tất yếu. LPBank, với chiến lược tập trung vào tự động hóa và số hóa, đã triển khai thành công Tổng đài chăm sóc khách hàng (CSKH) thông minh không phím bấm, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ khách hàng.

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank