Nhiều nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ bất ngờ tăng trưởng tốt

Kết quả các cuộc khảo sát khác của S&P Global vào ngày thứ Ba cho thấy hoạt động kinh tế tại châu Âu trong tháng 5/2023 chững lại, trong khi đó hoạt động kinh tế tại Nhật tăng trưởng tốt.

Trong tháng 5/2023, hoạt động kinh tế Mỹ tăng trưởng lên ngưỡng cao nhất trong 13 năm, thực tế này cho thấy dù lãi suất và lạm phát cao vẫn không ngăn được kinh tế phát triển, tuy nhiên những vấn đề căng thẳng xung quanh vấn đề trần nợ công của Mỹ không khỏi ảnh hưởng đến tình hình các ngành kinh tế nói chung, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Kết quả khảo sát của S&P Global công bố vào ngày thứ Tư cho thấy sản lượng kinh tế tại Mỹ tăng trưởng mạnh nhất tính từ tháng 4/2022. Mức tăng này chủ yếu có nguyên nhân từ các ngành dịch vụ. Hoạt động đi lại, ăn nhà hàng và nhiều loại hình giải trí khác của người dân tăng trưởng tốt vượt kỳ vọng. Trong khi đó, tăng trưởng của ngành sản xuất Mỹ hạ nhiệt.

“Trong khi các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đang ghi nhận việc nhu cầu của người dân thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 tăng cao, đặc biệt nhu cầu đi lại và giải trí, các doanh nghiệp sản xuất đang chật vật với tình trạng nhà kho đầy chật hàng tồn, số lượng đơn hàng mới sụt giảm bởi tiền của người dân đang chuyển hướng từ hàng hóa sang dịch vụ”, chuyên gia kinh tế tại S&P Global – ông Chris Williamson phân tích.

Kết quả các cuộc khảo sát khác của S&P Global vào ngày thứ Ba cho thấy hoạt động kinh tế tại châu Âu trong tháng 5/2023 chững lại, trong khi đó hoạt động kinh tế tại Nhật tăng trưởng tốt.

Báo cáo kinh tế vào ngày thứ Ba được đưa ra chỉ một tuần trước thời hạn ngày 1/6/2023, thời điểm mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng chính phủ Mỹ có thể sẽ không thể chi trả được các khoản tiền đúng thời điểm. Việc trì hoãn các vấn đề liên quan đến trần nợ sẽ có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái, cùng lúc đó việc nước Mỹ vỡ nợ liên bang sẽ có thể tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính.

Chỉ số PMI của S&P Global, chỉ số đo lường hoạt động sản xuất và dịch vụ Mỹ, tăng lên mức 54,5 điểm từ mức 53,4 điểm trong tháng 4/2023. Ngưỡng trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.

Hoạt động của ngành dịch vụ, ngành có tỷ trọng đóng góp quan trọng cho kinh tế Mỹ, ở mức cao nhất trong 13 tháng.

Quảng cáo

Việc ngành dịch vụ Mỹ tăng trưởng tốt khiến cho Fed gặp khó trước thềm cuộc họp chính sách vào ngày 13 và 14/6/2023 của Fed. Giới chức kinh tế Mỹ hiện đang tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu dùng suy yếu đi bởi họ đang cố gắng đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.

Lạm phát tại Mỹ tháng 3/2023 tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, theo tính toán của Bộ Thương mại Mỹ. Chỉ số lạm phát này không tính đến giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động.

Tại Nhật, kết quả khảo sát cho thấy kinh tế tăng trưởng tốt, kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh nhất tính từ tháng 10/2013 nhờ vào việc nhu cầu tiêu dùng nội địa lên mạnh.

Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã loại bỏ các biện pháp hạn chế đi lại áp dụng trong thời kỳ đại dịch COVID-19, nhờ vậy Nhật đang thu hút được nhiều khách Trung Quốc.

Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh, ngành dịch vụ tháng 5/2023 tăng trưởng chững lại trong khi sản lượng ngành sản xuất sụt giảm sâu, dấu hiệu cho thấy chi phí lãi vay cao đang gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế khi mà nhiều ngân hàng trung ương chật vật trong kiềm chế lạm phát cao.

Các nhà hoạch định chính sách tại cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều đã nói rằng họ đang theo dõi chặt chẽ chỉ số của các ngành dịch vụ để biết chỉ báo của lạm phát.

Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Thương mại Hamburg, ông Cyrus de la Rubia, khẳng định: “Chắc chắn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ rất chật vật”.

Vào ngày thứ Ba, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết IMF không còn dự báo kinh tế Anh sẽ suy giảm trong năm nay, như vậy IMF điều chỉnh lại dự báo từng được chính cơ quan này đưa ra vào tháng 4/2023.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?