Nhiều lợi ích nếu định danh tài khoản mạng xã hội

Chuyên gia bảo mật cho biết cần nhiều nỗ lực để hiện thực hoá quy định chủ tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam phải được định danh.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tạo lập môi trường minh bạch

Tại phiên giải trình do Ủy ban Tư pháp tổ chức ngày 8/5, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Nghị định của Chính phủ thay thế nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng sẽ được ban hành trong năm nay.

“Nghị định mới yêu cầu các chủ tài khoản mạng xã hội thực hiện định danh, dù sử dụng nền tảng của nước ngoài như Facebook, TikTok, YouTube hay trong nước. Với tài khoản không định danh sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm khẳng định.

Trước thông tin trên, bà Nguyễn Thị Nhàn, Trưởng phòng Truyền thông Công ty Tasco đánh giá, việc định danh tài khoản mạng xã hội là cần thiết, giúp hạn chế “fake news” bởi khi đó, mọi người sẽ có trách nhiệm tìm hiểu các thông tin kỹ càng trước khi phát ngôn trên mạng xã hội.

“Tuy nhiên nên để thứ tự ưu tiên sau khi hoàn thành đồng bộ hóa dữ liệu dân cư với các ngành như thuế, bảo hiểm, ngân hàng. Khi đồng bộ được các dữ liệu này, việc định danh tài khoản mạng xã hội mới phát huy được tác dụng, có thể áp dụng các chế tài liên quan đến tài chính khi có hành vi vi phạm trên mạng xã hội. Ngoài ra, tôi cho rằng nên ưu tiên triển khai định danh với các tài khoản có lượng follow lớn, gần giống cơ chế “tick xanh” hiện nay”, bà Nhàn cho biết.

Bà Nguyễn Thị Diễm Hà, Giám đốc Dịch vụ Khách hàng Công ty Matterhorn Communications cho biết: “Việc định danh tài khoản mạng xã hội có thể đem lại nhiều lợi ích như giúp xác thực danh tính người dùng, hỗ trợ cơ quan chính quyền trong việc xác định đối tượng lừa đảo và ngăn chặn việc mạo danh, lừa đảo trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, việc định danh cũng cần được thực hiện một cách cẩn thận và đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng. Bởi khi khai báo các thông tin cá nhân trên mạng trực tuyến, vẫn tồn tại nguy cơ thông tin bị hack, rò rỉ, bị kẻ xấu lợi dụng theo dõi hoạt động của người dùng, hoặc sử dụng thông tin của họ vào mục đích không đúng đắn”.

Những bài toán cần giải

Hiện tại, việc xác nhận lập tài khoản mạng xã hội thông thường thực hiện qua email hoặc số điện thoại. Trong khi người dùng có thể tạo rất nhiều email để lập tài khoản mới, việc dùng số điện thoại xác nhận có thể bị giới hạn hơn.

Quảng cáo

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã siết chặt việc quản lý SIM rác, quyết tâm thực hiện việc cắt liên lạc hai chiều với 1,2 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa. Động thái này được đánh giá góp phần hỗ trợ lộ trình định danh các tài khoản mạng xã hội sắp tới.

Tuy vậy, theo chuyên gia, người dùng tại Việt Nam vẫn có thể thuê các số điện thoại nước ngoài để thực hiện xác thực OTT, sau khi xác thực xong, có thể dùng trao đổi, tương tác với các tài khoản xác thực bằng số điện thoại trong nước như bình thường và không có sự phân biệt. Vì vậy, nếu tài khoản OTT đăng ký bằng số điện thoại nước ngoài, việc xác định chủ tài khoản rất khó khăn.

“Nếu sử dụng số điện thoại của các nhà mạng tại Việt Nam, thông tin sẽ được liên kết với các thông tin có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc định danh tài khoản OTT sẽ khó khăn nếu số điện thoại dùng để xác thực tài khoản là số điện thoại nước ngoài, không chịu sự quản lý của Việt Nam. Ngoài ra, các đối tượng có thể mượn số tài khoản trong nước hoặc số điện thoại rác tại Việt Nam để đăng ký thì cũng rất khó xác thực chủ sở hữu thực sự của tài khoản là ai”, vị chuyên gia khẳng định.

Hơn nữa, việc quản lý xác thực OTT cũng gặp khó bởi các ứng dụng OTT xuyên biên giới thường được vận hành, quản lý bởi các công ty nước ngoài. Đôi khi các công ty này không có đại diện tại Việt Nam, vì vậy không chịu sự quản lý của Việt Nam.

Thứ hai, để định danh tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam, cần các quy định, chế tài với các nền tảng xuyên biên giới - những đơn vị cung cấp dịch vụ người dùng.

“Nếu yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải chuẩn hoá theo yêu cầu của Việt Nam, sẽ còn nhiều việc cần giải quyết. Đầu tiên, hệ thống kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ có hỗ trợ việc đó hay không, vì đây đều là các nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu, họ có mặt ở các quốc gia khác nhau, chính sách khác nhau, nên rất khó để họ tuân thủ đầy đủ một quy định riêng nào đó”, chuyên gia bảo mật khẳng định.

Tiếp theo, phụ thuộc vào chính sách của các nhà cung cấp dịch vụ. Đôi khi một dịch vụ sinh ra để giúp người dùng ẩn danh, tự do trao đổi mà không để lại dấu vết, việc yêu cầu dịch vụ này phải định danh sẽ đi ngược lại mục đích của người tạo ra sản phẩm, sẽ khó có thể thực hiện.

Thứ ba, vị chuyên gia cho biết cơ quan quản lý cần chế tài xử phạt “hợp lý”. “Trong trường hợp một nhà cung cấp dịch vụ nếu không tuân theo quy định, chúng ta sẽ phải xử lý thế nào, vì nếu xử lý mạnh tay, có thể phải cấm toàn bộ dịch vụ đó, điều này rất khó khả thi vì có thể xảy ra những xung đột với thông lệ quốc tế”, chuyên gia cho biết.

Việc định danh tài khoản mạng xã hội cũng gặp bài toán về bảo mật thông tin. Bà Nguyễn Thị Diễm Hà chia sẻ: “Mạng xã hội lớn Facebook từng gặp khủng hoảng bị hack dữ liệu năm 2021. Như vậy, ở những nền tảng nhỏ hơn, việc bảo mật thông tin sẽ không đủ tạo nên sự tin tưởng và bảo về quyền riêng tư cho người dùng.

Ở chiều ngược lại, làm sao xác thực được tính chân thực của các dữ liệu khai báo của người dùng cũng là vấn đề cân nhắc. Nếu không có cách quản lý triệt để, việc khai báo định danh cũng không có giá trị, không giải quyết được vấn đề lừa đảo trên mạng xã hội.

"Việc định danh là điều không đơn giản để thực hiện. Để giảm thiểu các rủi ro, việc định danh nên kết hợp song hành với các biện pháp bảo mật thông tin mới tăng tính khả khi, góp phần ổn định xã hội", bà Hà chia sẻ.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Ngày 3/1/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch Thường trực được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam kể từ ngày 3/1/2025.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam đưa Dự án chống lừa đảo vào trọng tâm hoạt động Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Theo Microsoft, cứ 4 người thì có 3 người đang sử dụng AI tại nơi làm việc và mức sử dụng AI tăng gần gấp đôi trong sáu tháng qua. Thực tế, các nghiên cứu toàn cầu dự báo rằng AI sẽ tăng năng suất lao động toàn cầu thêm 40% vào năm 2035, mở ra cơ hội lớn

Thúc đẩy hợp tác đầu tư công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực Blockchain Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đứng trước nhiều "chông gai"

Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Cẩn trọng với các hình thức lừa đảo qua giao dịch thẻ FBI: Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số gây thiệt hại 5,6 tỷ USD Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại 02 dự án bất động sản đối ứng BT là dự án Hoàng Huy Sở Dầu và dự án Hoàng Huy Green River tại Hải Phòng.

Thanh tra Chính phủ nhắc tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới

Honda và Nissan dự kiến ký thỏa thuận chính thức hợp nhất vào tháng 6/2025

Thông qua việc hợp nhất, Honda và Nissan đặt mục tiêu trở thành một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực di chuyển, với doanh thu trên 30.000 tỷ Yên (hơn 190 tỷ USD) và lợi nhuận hoạt động hơn 3.000 tỷ Yên (hơn 19 tỷ USD).

Honda Civic mới chính thức ra mắt tại Việt Nam, thêm phiên bản Hybrid có giá 1 tỷ đồng Khai mạc Honda Thanks Day 2024 với chủ đề "Giao lộ thời đại"

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam