Nhận khoản vay mới 100 triệu USD từ IFC, OCB tăng cường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mới đây, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã nhận khoản vay 100 triệu USD, tương đương gần 2.400 tỷ đồng từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).

Đại diện lãnh đạo OCB và IFC tiến hành ký kết hợp đồng khoản vay
Đại diện lãnh đạo OCB và IFC tiến hành ký kết hợp đồng khoản vay

Khoản vay này có kỳ hạn 5 năm nhằm hỗ trợ danh mục cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của OCB.

Được biết, để được IFC chấp thuận cấp tín dụng, đòi hỏi các ngân hàng phải trải qua quá trình kiểm duyệt, thẩm định cực kỳ gắt gao theo tiêu chuẩn của IFC, về chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro vững chắc, nhằm đảm bảo quá trình phát triển an toàn, minh bạch và hiệu quả. Ngoài ra, trong suốt quá trình duy trì khoản vay, ngân hàng phải nghiêm túc tuân thủ cam kết các chỉ số “sức khỏe” tài chính về an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản,...

Chia sẻ về khoản vay này, đại diện lãnh đạo OCB cho biết, “đây là tin vui đối với OCB nói riêng và khách hàng nói chung trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn vốn này sẽ giúp nhóm khách hàng thuộc phân khúc SMEs của OCB tiếp cận khoản vay với lãi suất ưu đãi, phục vụ đầu tư và phát triển sản xuất - kinh doanh nhằm nhanh chóng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay”.

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào cho biết: “Khi mà triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để giúp họ phục hồi và tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy các sáng kiến đổi mới. Khoản vay mới này giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa IFC và OCB, hỗ trợ ngân hàng từng bước hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một ngân hàng bán lẻ và tập trung phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.”

Quảng cáo

Hiện nay, OCB đang triển khai và áp dụng nhiều chính sách, chương trình cho nhóm khách hàng SME, như gói ưu đãi lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023. Theo đó, so với mức lãi suất thông thường đang áp dụng cho KHDN SME của OCB, gói ưu đãi này cho phép giảm lãi suất tối đa 2%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và giảm lãi suất tối đa 1,5%/năm đối với khoản vay trung, dài hạn. Ưu đãi lãi suất lên tới 7,99%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 10,49% đối với khoản vay trung dài hạn cho khách hàng chưa từng vay vốn tại OCB hoặc KHDN đã tất toán tất cả các khoản vay tại OCB ít nhất 03 tháng tính đến ngày phê duyệt cấp tín dụng.

Riêng đối với doanh nghiệp SME thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu, mới đây OCB đã tung chương trình “SME Trade Focus”, ngoài việc hưởng lãi suất giảm, doanh nghiệp còn được nhận ưu đãi lên đến 50 điểm đối với tỷ giá mua bán USD và 100 điểm đối với các ngoại tệ khác so với tỷ giá niêm yết của OCB; miễn phí nhận tiền từ nước ngoài; miễn phí xử lý bộ chứng từ nhờ thu; giảm từ 20-100% phí chuyển tiền ra nước ngoài; giảm đến 50% phí phát hành thư tín dụng, phí chấp nhận, phí thanh toán nhập khẩu. Chương trình áp dụng đến hết 30/6/2023.

Không dừng lại ở đó, ngân hàng còn triển khai các chương trình cho vay không tài sản đảm bảo; Cấu trúc lại tín dụng dành cho các doanh nghiệp khó khăn để giảm áp lực tài chính tạm thời, kể cả việc trả lãi gốc cho vay lẫn lãi suất cho vay. Từ giờ đến cuối năm, OCB dự kiến sẽ triển khai thêm các chương trình hướng tới nhóm doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn trong những năm vừa qua nhưng đang trên đà phục hồi mạnh mẽ như lĩnh vực dịch vụ du lịch (lưu trú khách sạn, nhà hàng); dịch vụ vận tải kho bãi và xây lắp.

Thời gian qua, OCB cũng ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản trị rủi ro. Năm 2018, OCB đã hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II. Đến năm 2022, nhà băng này tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng đi đầu về triển khai thành công Basel III. Tháng 4 vừa qua, ngân hàng cũng công bố hoàn thành triển khai và áp dụng nền tảng tính vốn điện toán đám mây theo Basel II nâng cao (phương pháp tiếp cận nội bộ - IRB), trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành tất cả các yêu cầu tiên tiến của Basel trong chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Gần đây nhất, OCB hợp tác cùng IBM và Seatech khởi động dự án triển khai hệ thống giám sát, ngăn chặn, quản lý gian lận trong hoạt động ngân hàng số đa kênh (Fraud Management).

Với nền tảng quản trị rủi ro vững chắc, hiện đại, phát triển an toàn, minh bạch và hiệu quả, OCB là một trong những ngân hàng liên tục được các định chế tài chính lớn trên thế giới tin tưởng và cấp tín dụng, điều này không chỉ giúp ngân hàng có thêm trợ lực, xây dựng và triển khai các chương trình hướng đến sự đồng bộ trong thủ tục, nhanh chóng trong thời gian xét duyệt và giải ngân, mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng, còn là động thái khẳng định năng lực, uy tín của OCB trên trị trường quốc tế,lãnh đạo OCB cho biết thêm.

Trải qua 11 năm đồng hành với nhiều chương trình cùng IFC, OCB luôn được đánh giá cao bởi tính minh bạch, tốc độ xử lý nhanh về dịch vụ và chính xác trong các nghiệp vụ tài trợ thương mại. Năm 2021, OCB được vinh danh là "Ngân hàng chuyên nghiệp nhất trong hoạt động tài trợ thương mại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương”. Đây là giải thưởng uy tín do IFC trao tặng, nhằm ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng tầm dịch vụ từ phía nhà băng này.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước: tỷ giá diễn biến linh hoạt, phù hợp điều kiện thị trường

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Trong nhiều giai đoạn, VND diễn biến ổn định hơn nhiều đồng tiền khác.

Tỷ giá biến động trái chiều, giá vàng SJC vẫn đứng im sau kỳ nghỉ lễ Tỷ giá đột ngột giảm sâu dưới mốc 25.000 VND/USD

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị cử tri về gỡ khó cho ngư dân đóng "tàu 67"

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cả ngư dân và ngân hàng thương mại cần phải có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ.

"Điểm danh" các ngân hàng có thể được nới room tín dụng Trái ngược tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế

Cổ đông một ngân hàng sắp được nhận cổ tức tiền mặt sau 10 năm

Eximbank sẽ chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 3% và 7% bằng cổ phiếu. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, Eximbank mới thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, kể từ năm 2014.

Một doanh nghiệp rút khỏi nhóm sở hữu trên 1% vốn Eximbank Mua thêm 89 triệu cổ phiếu, GELEX trở thành cổ đông lớn nhất của Eximbank

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm

Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5.000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một kênh đầu tư dài hạn an toàn, giúp tối ưu dòng tiền nhàn rỗi với tỷ suất sinh lời cao hơn so

Sacombank tiếp tục được The Asian Banking and Finance vinh danh Chi phí dự phòng rủi ro giảm tới 64,6%, Sacombank bão lãi quý II/2024 tăng hơn 13%

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Vi

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu Cổ đông HDBank sắp nhận cổ tức 30%, cao nhất toàn ngành

BoJ sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát phù hợp với dự báo

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn phù hợp với dự báo, mặc dù cần theo dõi sự biến động trên các thị trường tài chính, Phó thống đốc BoJ vừa cho biết.

Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất Quyết định của BOJ có phải nguyên nhân khiến VN-Index mất 8 tỷ USD sau một phiên giao dịch?

NIM giảm, lợi nhuận ngân hàng vẫn có thể tăng 15,3% trong năm nay

Chuyên gia cho rằng, việc giảm nhẹ chi phí trích lập cùng với CIR trong nửa cuối năm 2024 so với đầu năm sẽ bù đắp sự sụt giảm từ NIM, giúp tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế được duy trì tương đương với nửa đầu năm.

Ngân hàng Nhà nước “bơm” thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng “hạ nhiệt” Nhiều ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu