Giá vàng tăng hơn 1% trong phiên giao dịch gần nhất bởi nhiều nhà đầu tư mua mạnh vàng sau khi số liệu lạm phát Mỹ được công bố.
Trong ngày thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng 0,4% trong tháng vừa qua, thấp hơn so với dự báo 0,6% của các chuyên gia.
Tính trong năm vừa qua, chỉ số lạm phát tăng 7,7%, thấp hơn dự báo 7,9%. Trong tháng 9/2022, lạm phát tăng 8,2%.
“Đây là mức tăng lạm phát so với cùng kỳ thấp nhất tính từ khoảng thời gian kết thúc vào tháng 1/2022”, báo cáo nhấn mạnh.
Thị trường vàng đang chứng kiến động lực mới khi mà số liệu lạm phát thấp đang làm thay đổi kỳ vọng chính sách tiền tệ. Đóng cửa phiên giao dịch, giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 12/2022 giao dịch lần gần nhất ở mức 1.730,5USD/ounce, tăng gần 1% trong ngày giao dịch.
Theo CME FedWatch Tool, thị trường dự báo khả năng Ngân hàng Trung ương Mỹ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng sau hiện ước tính khoảng 73,5%. Trước khi số liệu lạm phát được công bố, khả năng này mới được tính toán ở mức khoảng 50%.
Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Bắc Mỹ, ông Paul Ashworth, cho biết dù rằng Fed sẽ vẫn tiếp tục nâng lãi suất, số liệu lạm phát mới nhất cho thấy chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ có thể đang dần kết thúc.
“Chúng tôi tin rằng diễn biến mới nhất có thể đánh dấu cho xu thế lạm phát giảm dần, đồng thời nó cũng có thể thuyết phục Fed tạm ngưng chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ, lãi suất lập đỉnh ở mức từ 4,5% cho đến 4,75% và sẽ bắt hạ lãi suất trước thời điểm cuối năm 2023”, ông nói.
Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới mua kỷ lục 399 tấn vàng trị giá 20 tỷ USD trong quý 3/2022, nhu cầu toàn cầu đối với vàng tăng mạnh, theo công bố mới nhất từ Hội đồng vàng thế giới (WGC).
Các doanh nghiệp kinh doanh trang sức và vàng thỏi, đồng xu vàng mua gom rất nhiều vàng, tuy nhiên lượng trữ của các quỹ ETFs vàng giảm đáng kể.
Vàng thông thường vốn được coi như loại tài sản an toàn trong bối cảnh bất ổn hoặc rối loạn tăng cao, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư tài chính bán chứng chỉ nắm giữ trong các quỹ ETFs vàng khi mà lãi suất tăng và lợi suất của nhiều loại tài sản khác tăng lên.
Việc các quỹ ETFs vàng bán mạnh đã khiến cho giá vàng giảm 8% trong quý 3/2022, tuy nhiên việc giá vàng giảm sâu như vậy khiến cho nhu cầu với vàng trang sức tăng lên, WGC nhấn mạnh.
Tính chung, nhu cầu vàng của thế giới tăng lên mức 1.181 tấn trong quý 3/2022, tăng 28% so với con số 922 tấn cùng kỳ năm 2021, WGC nhấn mạnh.
Nhu cầu đối với vàng trong khoảng thời gian 1 năm tính đến tháng 9/2022 đã hồi phục lên ngưỡng trước đại dịch COVID-19.
Việc nhiều ngân hàng trung ương lớn của thế giới mua mạnh vàng trong quý 3/2022, mức mua vào cao hơn bất kỳ quý nào tính từ năm 2000, đã đẩy tổng số lượng vàng mà ngân hàng trung ương các nước mua vào tính đến hết tháng 9/2022 lên 673 tấn, cao hơn tổng lượng mua của bất kỳ năm nào tính từ năm 1967.
Nhóm các nước mua nhiều vàng nhất bao gồm Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Qatar và Ấn Độ, tuy nhiên WGC cho biết rằng có lượng lớn vàng được nhiều ngân hàng trung ương mua vào nhưng không công bố hoạt động và khối lượng cụ thể.
WGC tuy nhiên không đưa ra chi tiết nước nào trong nhóm này, tuy nhiên các ngân hàng không thường xuyên công bố thông tin về dự trữ vàng trong đó có bao gồm Trung Quốc và Nga.
Hoạt động mua vàng thỏi và đồng xu vàng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng vọt lên 46,8 tấn trong quý, cao hơn 300% so với cùng kỳ năm bởi nhiều người mua vàng để tự bảo vệ mình khỏi lạm phát leo thang.