Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư tất cả các loại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán hiện đang quy định theo hướng tôn trọng quyền đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia (Dự án 1 luật sửa 7 luật).

Đây là Dự án Luật quan trọng, nếu được thông qua, được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vấn đề lớn, mang tính cấp bách, điểm nghẽn của nền kinh tế. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã có những chia sẻ với Cổng TTĐT Bộ Tài chính xung quanh Dự án Luật.

Thưa Thứ trưởng, dự kiến tại kỳ họp tháng 10/2024, Quốc hội sẽ thông qua Dự án 1 luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính. Việc cùng một lúc chúng ta dùng 1 luật sửa 7 Luật sẽ rút ngắn thời gian và có ý nghĩa như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Chúng ta đã biết, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Tháo gỡ những vướng mắc, “điểm nghẽn” trong thể chế tức là chúng ta giải quyết được “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Với quyết sách của Trung ương cũng như Bộ Chính trị về việc xử lý các vướng mắc, “điểm nghẽn” trong hệ thống pháp luật về tài chính vừa qua, chúng tôi cho rằng đây là chủ trương rất trúng, rất đúng và rất kịp thời.

Sau khi được Chính phủ đồng ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, Bộ Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung 07 luật thuộc lĩnh vực tài chính theo trình tự, thủ tục rút gọn, tập trung vào các vấn đề mà thực tế đòi hỏi, yêu cầu. Việc dự án luật được soạn thảo theo thủ tục rút gọn đã rút ngắn được thời gian so với trình tự, thủ tục xây dựng Luật thông thường và Luật cũng có hiệu lực ngay sau khi được phê chuẩn.

Với những nội dung báo cáo Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp này, chúng tôi khẳng định sẽ giải phóng được rất nhiều nguồn lực, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội trong thời gian tới, nhất là tại thời điểm này, chúng ta chỉ còn hơn 1 năm cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng.

Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì soạn thảo dự án luật này. Dự kiến những mục tiêu lớn, mang tính cấp bách nào cần phải sửa ngay để đáp ứng việc quản lý và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Các chính sách lớn khi chúng tôi đề xuất sửa đổi, bổ sung tại Dự án luật này tập trung giải quyết những vướng mắc, điểm nghẽn, có thể kể đến như tháo gỡ điểm nghẽn trong cơ chế chia sẻ, phân bổ, huy động nguồn lực ngân sách nhà nước, tài sản công nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước cho tăng trưởng kinh tế. Các nội dung này được thể hiện ở việc sửa Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Chúng tôi cũng tập trung chính sách nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các cấp, đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Tổng Bí thư là phân cấp mạnh, để “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Quan điểm này thể hiện trong sửa Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Kế toán.

Cùng với đó, chúng tôi đề xuất thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu, mở rộng cơ sở thu để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và đảm bảo sự công bằng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Nội dung này được thể hiện trong sửa Luật Quản lý thuế.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất các chính sách hướng tới đảm bảo tính công khai, minh bạch, thuận lợi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, quyền tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, thu hút các nguồn lực của nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán một cách bền vững… Những nội dung này thể hiện trong nội dung sửa Luật Chứng khoán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Kế toán.

Đồng thời, đề xuất chính sách khi sửa Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Dự trữ quốc gia nhằm tăng tính chủ động trong quan hệ đối ngoại với các nước anh em.

Với Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi, dự kiến có 3 nhóm chính sách lớn, nổi bật là bổ sung cơ chế cho phép sử dụng vốn đầu tư phát triển của địa phương để hỗ trợ ngân sách trung ương, hỗ trợ các địa phương khác đầu tư dự án hạ tầng có tính chất vùng và liên vùng. Các chính sách này có tháo gỡ được các “điểm nghẽn” thực tế không, thưa Thứ trưởng?

Quảng cáo

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thí điểm cho phép một số địa phương được sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm của Trung ương và trên địa bàn. Nội dung này cũng đã được luật hóa trong Luật Thủ đô. Một số công trình hạ tầng trọng điểm đã được thực hiện và thực tế đã phát huy hiệu quả tích cực. Có thể kể đến nhiều dự án thực hiện theo cơ chế này, như các tuyến đường vành đai của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, dự án sân bay Điện Biên, dự án cầu Bạch Đằng (nối TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh), dự án cầu Như Nguyệt,…

Trên cơ sở chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Bộ Tài chính cũng đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội bổ sung nội dung này trong Luật Ngân sách nhà nước để làm sao chúng ta huy động được nguồn ngân sách của các cấp, các địa phương tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng quan trọng, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia, thậm chí là liên quốc tế.

Chúng tôi đánh giá, nếu cơ chế này được giải quyết, sẽ tạo ra nguồn lực tổng thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả trung ương và địa phương để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm của đất nước, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội của từng địa phương, của vùng, của cả quốc gia, không những ở thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai.

Vậy điều này cũng sẽ giúp chúng ta giảm bớt tình trạng các dự án đợi vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh sắp tới chúng ta cũng sẽ có những dự án mang tính chất liên vùng như Thứ trưởng vừa chia sẻ?

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Tôi hoàn toàn đồng tình. Việc này sẽ huy động được sức mạnh tổng thể của cả trung ương và các địa phương và nó không chia cắt NSNN nhưng phải trên cơ sở các dự án có tính chất động lực cho phát triển vùng, liên tỉnh, cả quốc gia.

Luật Quản lý thuế sửa đổi đề xuất sửa quy định về thẩm quyền quyết định hoàn thuế. Theo đó, đề xuất bổ sung thêm đối tượng quyết định hoàn thuế là Chi cục trưởng và Cục Thuế Doanh nghiệp lớn. Liệu việc tăng cường phân cấp, phân quyền này có giúp việc hoàn thuế được nhanh chóng hơn trước không thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Theo Luật Quản lý thuế hiện hành, chỉ có Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương có thẩm quyền xem xét, quyết định hoàn thuế. Nhưng thực tế, chúng ta lại thực hiện việc thu thuế , xử lý hồ sơ thuế không chỉ ở Cục Thuế mà ở cả các Chi cục Thuế. Nếu thực hiện hoàn thuế như quy định hiện nay thì quy trình, thủ tục và phối hợp giữa Cục Thuế với Chi cục Thuế trong xử lý hoàn thuế có thể mất nhiều thời gian hơn. Nhưng khi thực hiện phân cấp cho các Chi cục thuế và Chi cục trưởng Chi cục thuế có thẩm quyền xem xét, hoàn thuế đối với những hồ sơ thuế mà chính mình được giao quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian xem xét hoàn thuế, nâng cao trách nhiệm của cấp quản lý thuế trực tiếp người nộp thuế. Chúng tôi nghĩ rằng đó là mục tiêu đúng đắn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy khi thực hiện phân cấp, phân quyền như vậy, sẽ phát sinh các thách thức. Chúng tôi cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tại các Cục Thuế, Chi cục thuế, đồng thời nâng cao năng lực, trình độ cho các cán bộ thuế ở các Chi cục để thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tránh rủi ro phát sinh hoặc trục lợi trong quá trình hoàn thuế. Chúng tôi cũng đề xuất nội dung này trong sửa Luật Quản lý thuế.

Điều này cũng đúng với trường hợp Cục trưởng Cục Thuế Doanh nghiệp lớn có thẩm quyền hoàn thuế, doanh nghiệp lớn, người nộp thuế khi thực hiện các thủ tục liên quan đến hoàn thuế chỉ cần làm việc với Cục Thuế Doanh nghiệp lớn, góp phần rút ngắn thời gian hoàn thuế, giảm bớt thủ tục hành chính.

Một nội dung cũng đang được rất quan tâm trong bối cảnh mong muốn thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng đó là dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đang đề xuất quy định nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu riêng lẻ. Thay đổi này có tác động thế nào tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Luật Chứng khoán đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực thực thi từ năm 2019. Thời gian qua trong quá trình phát triển thị trường đã nảy sinh một số vấn đề, đặc biệt liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và TPDN riêng lẻ. Bộ Tài chính nhận thấy cần phải báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Quốc hội có những điều chỉnh để đảm bảo mục tiêu đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra là phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán một cách an toàn, bền vững, minh bạch.

Đối với nhà đầu tư cá nhân, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán hiện đang quy định theo hướng tôn trọng quyền đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường. Do đó, Bộ Tài chính không đề xuất sửa các nội dung liên quan đến quyền đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường, nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư tất cả các loại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường, hạn chế rủi ro và đảm bảo quyền lợi trong hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường TPDN riêng lẻ, khắc phục những hạn chế của thị trường TPDN riêng lẻ trong thời gian qua, dự thảo Luật bổ sung quy định theo hướng nâng chất lượng của trái phiếu.

Chúng tôi cũng đề xuất sửa đổi quy trình quyết định phát hành TPDN ra công chúng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp đủ điều kiện được nhanh chóng xem xét, cấp chứng nhận phát hành trái phiếu ra công chúng huy động vốn. Đối với trái phiếu phát hành ra công chúng, tất cả các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức không phân biệt là chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp đều có thể tham gia.

Chúng tôi cũng tính đến việc các chính sách mới đưa ra cần phải có thời gian để thị trường có sự thích ứng. Do đó, những quy định này chúng tôi dự kiến trình Quốc hội cho phép có hiệu lực từ ngày 1/1/2026. Tôi tin tưởng rằng, với những đề xuất của Bộ Tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, đặc biệt là thị trường TPDN phát triển bền vững, minh bạch, nâng cao chất lượng TPDN phát hành riêng lẻ, thúc đẩy các doanh nghiệp công khai, minh bạch thông tin, góp phần cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, từ đó, thu hút nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp.

Các quy định nhằm nâng cao chất lượng trái phiếu riêng lẻ ở dự thảo Luật được hiểu như thế nào thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Về chất lượng trái phiếu phát hành riêng lẻ, để các nhà đầu tư chuyên nghiệp bất kể là cá nhân hay tổ chức đều được tham gia thì chúng tôi đề xuất doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ đó phải có xếp hạng tín nhiệm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ đó phải có tài sản bảo đảm hoặc có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Vào ngày 26/12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Tại Đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có việc bổ sung hai thành viên HĐQT.

LPBank dự kiến chi 200 tỷ để mua cổ phần LPBS LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"

Cổ phiếu STB đã phá kỷ lục giá đóng cửa ở phiên hôm qua và còn tiếp tục phá tiếp kỷ lục thời đại trong hôm nay. Các mã VIB (+2,9%), MBB (+1,8%) cũng có sự khẩn trương để giúp Ngân hàng "giữ lửa" cho thị trường.

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm MB chuẩn bị chia cổ tức 15%, nâng vốn lên 61.022 tỷ đồng

6 yếu tố có thể chi phối thị trường tiền điện tử năm 2025

Tổng giá trị thị trường tiền điện tử hiện đạt 3.400 tỷ USD, gần gấp đôi năm ngoái, bất chấp đợt bán tháo sau tuyên bố cứng rắn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hồi tuần trước.

Bitcoin chinh phục "đỉnh" mới Giá Bitcoin vừa có "cú lượn siêu tốc", rơi về mốc hơn 92.000 USD trước khi tăng vọt lên 97.500 USD

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc bình ổn thị trường vàng?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước kỳ nghỉ Giáng sinh Giá vàng thế giới lấy lại đà tăng Giá vàng trong nước "bất động" bất chấp giá vàng thế giới đi lên

Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu

Tín dụng năm 2025 dự báo tăng trưởng 16%, nhờ sự phục hồi kinh tế và dòng vốn vào bất động sản. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi giải pháp mạnh mẽ từ Chính phủ và ngân hàng.

Nhà băng nào được nới room tín dụng lần 2? Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5% Kỳ vọng tín dụng bán lẻ bứt phá năm 2025

Chứng khoán ORS chuyển đợt tăng vốn điều lệ lên gần 5.400 tỷ đồng sang năm 2025

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS) đã công bố sẽ triển khai phương án tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý I-quý III/2025. Đây là một trong những nội dung đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua đầu năm.

Nhà đầu tư vừa góp vốn vào ORS trong quý I/2024 sẽ sớm được nhận cổ tức 12% bằng cổ phiếu Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Cuộc đua phá kỷ lục của các cổ phiếu Ngân hàng vẫn còn nóng

Trong những ngày cuối năm 2024, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang ghi dấu ấn với nhiều mã lập kỷ lục giá đóng cửa. Ngoài 2 trường hợp đáng chú ý của CTG và STB, HDB và LPB cũng tiếp tục lầm lũi tăng giá.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm

Thay vì chỉ xuất hiện điểm nổ ở nhóm cổ phiếu "ngách", dòng tiền đã khẩn trương bổ sung vào nhóm Bluechips. Nổi bật nhất thị trường là CTG và STB đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường