Nguy cơ bùng phát khủng hoảng tài chính châu Á

Thị trường châu Á đang đối mặt với nguy cơ bùng phát một cuộc khủng hoảng tài chính khi hai trong số các đồng tiền quan trọng nhất của khu vực sụp đổ dưới áp lực nặng nề của đồng bạc xanh.

Đồng NDT và đồng yen đều giảm do sự khác biệt quan điểm ngày càng gia tăng giữa Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khi các quốc gia châu Á khác đang tập trung vào dự trữ ngoại hối để giảm thiểu thiệt hại của đồng USD, thì sự sụt giảm của đồng NDT và đồng yen đang khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đe dọa diện mạo của khu vực như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư mạo hiểm.

Vishnu Varathan, Trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại ngân hàng Mizuho (Nhật Bản), cho biết: “Đồng NDT và đồng yen là những mỏ neo lớn, và sự yếu đi của hai đồng tiền này có nguy cơ gây bất ổn cho thương mại và đầu tư ở châu Á".

Chúng ta đang hướng tới mức độ căng thẳng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ở một số khía cạnh, tiếp theo sẽ là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nếu tổn thất ngày càng sâu rộng".

Trung Quốc và Nhật Bản là hai kinh tế có sức ảnh hưởng lớn ở châu Á và các mối quan hệ thương mại liên quan. Theo tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc, nước này là đối tác thương mại lớn nhất của các quốc gia Đông Nam Á trong 13 năm liên tiếp. Trong khi đó, Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, là nước xuất khẩu vốn và tín dụng lớn của khu vực.

Sự suy yếu của đồng tiền của hai nền kinh tế lớn nhất trong khu vực có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn diện nếu các quỹ ở nước ngoài rút dòng tiền ra khỏi châu Á, dẫn đến sự thất thoát vốn khổng lồ. Ngoài ra, sự sụt giảm giá trị đồng tiền có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn của các biện pháp phá giá đồng nội tệ để cạnh tranh, cũng như khiến nhu cầu và niềm tin của người tiêu dùng trở nên ảm đạm.

Mối đe dọa lớn hơn

Taimur Baig, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng DBS (Singapore), cho biết: “Rủi ro tiền tệ là mối đe dọa lớn hơn đối với các quốc gia châu Á so với lãi suất. Tất cả châu Á đều là các nhà xuất khẩu và có thể sẽ lại chứng kiến viễn cảnh lặp lại (khủng hoảng tài chính) của năm 1997 hoặc 1998 mà không có thiệt hại lớn về tài sản thế chấp”.

Các nhà đầu tư đã bắt đầu rút vốn ra khỏi khu vực châu Á. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, các quỹ toàn cầu đã trích ra khoảng 44 tỷ USD từ thị trường chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc) trong năm 2022, 20 tỷ USD từ chứng khoán của Ấn Độ và 13,7 tỷ USD từ chứng khoán của Hàn Quốc.

Quảng cáo

Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản thậm chí còn rõ rệt hơn trên thị trường tài chính. Theo phân tích của bộ phận quản lý đầu tư thuộc công ty quản lý tài sản BNY Mellon, đồng NDT chiếm hơn 1/4 tỷ trọng của các chỉ số tiền tệ châu Á. Đồng yen được giao dịch nhiều thứ ba trên toàn cầu, do đó sự suy yếu của đồng tiền Nhật Bản đã có tác động lớn đến các đồng tiền châu Á khác.

Khi đồng bạc xanh tăng giá, hiệu ứng tiêu cực lan tỏa đến tất cả các đồng tiền châu Á. Đồng yen đã giảm xuống mức 145 đổi 1 USD lần đầu tiên trong hơn hai thập kỷ vào ngày 22/9, sau khi sự phân hóa chính sách tiền tệ Mỹ-Nhật ngày càng gia tăng khi Fed tăng lãi suất trong cuộc họp thứ 5 liên tiếp vào ngày 21/9. Đồng yen đã hồi phục sau khi các nhà chức trách Nhật Bản thông báo sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ, tuy nhiên đây được xem là biện pháp bất đắc dĩ để làm chậm lại đà giảm của đồng yen so với USD.

Trong khi đó, đồng NDT đã giảm xuống dưới ngưỡng quan trọng là 7 NDT đổi 1 USD vào đầu tháng 9/2022, với sức ép từ lập trường thắt chặt lãi suất của Fed và kinh tế tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc do chính sách Zero COVID và cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản.

144619-my-fed-can-nhac-tiep-tuc-tang-manh-lai-suat-4186.jpg

Trụ sở Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Điểm kích hoạt bán tháo

Theo chuyên gia thị trường Jim O'Neill, nguyên nhà kinh tế trưởng của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, việc đồng yen giảm xuống dưới ngưỡng 150 yen đổi 1 USD có thể gây ra sự bất ổn giống như quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Một số chuyên gia khác cho rằng tốc độ giảm còn quan trọng hơn các ngưỡng kích hoạt bán tháo riêng lẻ.

Aninda Mitra, người đứng đầu chiến lược đầu tư và vĩ mô châu Á tại BNY Mellon, cho biết, việc đồng yen và NDT tiếp tục giảm giá nhanh hơn nữa có thể gây ra nhiều rắc rối cho phần còn lại của khu vực.

Các quốc gia trong khu vực đang ở vị thế mạnh hơn nhiều so với trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990, với dự trữ ngoại hối lớn hơn và ít phải đi vay USD hơn, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro.

Trang Thuy Le, chiến lược gia tại tập đoàn dịch vụ tài chính toàn cầu Macquarie Capital, cho biết: “Đồng tiền dễ bị tổn thương nhất là những đồng tiền ở những nền kinh tế có thâm hụt tài khoản vãng lai như đồng won của Hàn Quốc, đồng peso của Philippines và ở mức độ thấp hơn là đồng baht của Thái Lan”.

Khi đồng NDT và đồng yen đều giảm, áp lực có thể chuyển thành nhu cầu mua USD và bảo hiểm rủi ro đối với tiền tệ của thị trường mới nổi.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu