Nghiên cứu hỗ trợ hãng hàng không thiếu tàu bay

Ngành hàng không dự báo phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc thiếu tàu bay, tái cơ cấu, sắp xếp đường bay, giá nhiên liệu tăng cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…

hang-khong.jpeg
Ảnh minh hoạ.Nguồn: Internet

Ngày 19/7, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết công tác vận tải hàng không 6 tháng đầu năm 2024.

6 tháng đầu năm, đối với thị trường trong nước, tổng thị trường hành khách ước đạt hơn 37 triệu khách, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng 97% so cùng kỳ năm 2019.

Tổng sản lượng hành khách thông qua cảng hàng không, sân bay đạt hơn 54 triệu khách (bằng 97% so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, hành khách nội địa thông quan đạt hơn 34 triệu khách và hành khách quốc tế đạt hơn 20 triệu khách (tăng 38% cùng kỳ năm 2023).

Tổng thị trường hàng hóa ước đạt 721 nghìn tấn, tăng 26% so với cùng kỳ 2023, trong đó, hàng hóa quốc tế đạt 492 nghìn tấn, hàng hóa nội địa đạt 228 nghìn tấn.

Vietnam Airlines và Vietjet Air là hai hãng hàng không chiếm thị phần nội địa lớn nhất với lần lượt là 42% và 44%, tiếp theo sau là Bamboo Airways (7%), Vietravel Airlines (3%), Pacific Airlines và Vasco (4%).

Hệ số sử dụng ghế trên các đường bay nội địa về cơ bản được duy trì ở mức trên 80% và các đường bay quốc tế ở mức trên 70%. Trong đó, Vietravel Airlines là hãng có hệ số sử dụng ghế cao nhất trên 90% với cả mạng đường bay nội địa và quốc tế.

Thị trường hàng không quốc tế đã hồi phục hoàn toàn và có tăng trưởng nhẹ (+3%) so với cùng kỳ năm 2019 (năm trước dịch COVID-19). Sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế đạt hơn 20 triệu khách (tăng 38% cùng kỳ năm 2023). sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt 492 nghìn tấn (tăng 20% so cùng kỳ năm 2023 và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019).

Số lượng lượt cất hạ cánh quốc tế tại các cảng hàng không sân bay có khai thác quốc tế cũng tăng trưởng ấn tượng, cả về giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 và so với cùng kỳ các năm trước.

Riêng với các hãng hàng không Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2024, các hãng vận chuyển đạt gần 9 triệu khách quốc tế (tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023), chiếm 44% thị phần vận chuyển khách quốc tế.

Trong đó, thị phần của Vietnam Airlines và Vietjet Air lần lượt là 17,8% và 24,5%. Nhìn chung, các hãng vẫn duy trì ổn định thị phần vận chuyển hàng không quốc tế (40-45%) trong tương quan so sánh với các hãng hàng không nước ngoài.

Tính đến Lịch bay mùa hè 2024, 63 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn mạng đường bay quốc tế như giai đoạn trước dịch COVID-19 và còn tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới ở Trung Á, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Quảng cáo

Các đường bay quốc tế đến các điểm du lịch như Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt cũng được các hãng hàng không đẩy mạnh khai thác, theo đó Cảng HKQT Đà Nẵng có 24 hãng hàng không khai thác 17 đường bay quốc tế, Cảng HKQT Cam Ranh có 16 hãng hàng không khai thác 13 đường bay quốc tế, Cảng HKQT Phú Quốc có 7 hãng hàng không khai thác 8 đường bay quốc tế. Các hãng hàng không Việt Nam chiếm 44% thị phần hành khách quốc tế với hệ số sử dụng ghế trung bình trên 77%...

Bên cạnh những mặt tích cực, thuận lợi, còn có khó khăn do thiếu hụt đội tàu bay nên các hãng hàng không Việt Nam phải điều chỉnh giảm cung ứng trên các đường bay nội địa và đây là nguyên nhân khiến thị trường nội địa giảm so cùng kỳ 2023 và 2019. Mặc dù vậy, các hãng vẫn duy trì mạng đường bay nội địa với 50 đường bay kết nối Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 20 cảng hàng không. Vietnam Airlines là hãng chiếm thị phần lớn nhất với 42% và tiếp đó là VietJet Air với 40%. Hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 84%...

Dự báo, thời gian tới, ngoài việc thiếu hụt đội bay, ngành hàng không còn phải đối mặt với những khó khăn như , tái cơ cấu, sắp xếp đường bay, giá nhiên liệu tăng cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…

screenshot-2024-07-19-at-17.31.05.png
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn

Về việc thiếu tàu bay, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn đề nghị các hãng hàng không báo cáo rõ các phương án cần được Nhà nước hỗ trợ. Đồng thời, đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu, tìm giải pháp để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đối với việc điều chỉnh hỗ trợ các chi phí đầu vào, các doanh nghiệp chủ động tìm phương án, đề xuất chính sách, cơ chế để Bộ Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để có các phương án phù hợp.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Đỗ Hồng Cẩm cho biết, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40-45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways và Pacific Airlines.

Các hãng cũng khó tìm được tàu bay thuê để bổ sung do giá thuê tăng cao. Đó là chưa kể giá nhiên liệu cũng tăng cao, hay chênh lệch tỷ giá ngoại tệ...

Các yếu tố này khiến nguồn cung bị ảnh hưởng và là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong một số giai đoạn cao điểm (ngày lễ, Tết).

Đại diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) khẳng định thời gian qua, hãng đã triển khai hàng loạt giải pháp để đảm bảo khả năng cung ứng. Do đó, dù đội tàu bay giảm trung bình trên 10% so với năm 2023 nhưng tổng số chuyến bay đạt gần 70 nghìn chuyến, tăng 8,6% so cùng kỳ.

Với hãng hàng không Vietjet, tính đến tháng 7/2024, tổng số tàu bay đã dừng không khai thác của hãng là 10 tàu và thêm 1 tàu sẽ dừng từ tháng 10. Theo chương trình triệu hồi, toàn bộ 50 động cơ lắp trên 25 tàu bay A321Neo của hãng sẽ phải tháo để sửa chữa, chương trình này có thể kéo dài qua năm 2025 hoặc lâu hơn.

Để giải quyết tình trạng trên, 6 tháng cuối năm 2024, Vietjet có kế hoạch nhận 10 tàu bay dự kiến gồm 8 tàu A321Neo và 2 tàu E190.

Năm 2025, Vietjet dự kiến tiếp tục nhận tàu A321Neo, tàu A330-300, tàu E190 và tàu Boeing 737 Max.

Trong khi đó, tại ĐHĐCĐ mới đây của hãng hàng không Bamboo Airways, Bamboo Airways cho biết, công ty dự kiến khai thác 9 tàu bay thân hẹp Airbus, có thể tăng lên 12 chiếc vào cuối năm 2024 và 18 chiếc đến cuối năm 2025 nếu điều kiện thị trường cho phép.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu “đại gia” bán vàng, trang sức tăng nóng

Trước tình trạng nguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay, PNJ đã chủ động ưu tiên phân bổ nguồn lực cho mảng trang sức bán lẻ – lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty.

Giá vàng giảm mạnh, cổ phiếu PNJ "bốc đầu" kịch trần, điều gì đang diễn ra? Doanh thu bán vàng sụt giảm mạnh, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại PNJ

Vietnam Airlines và quy trình vệ sinh máy bay chuẩn 5 sao

Sau mỗi chuyến bay, đội ngũ nhân viên vệ sinh máy bay phải nhanh chóng hoàn thiện công việc dọn dẹp trong khoang để mang đến không gian sạch sẽ, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho hành khách.

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Vietnam Airlines được tăng vốn thêm 9.000 tỷ đồng, chuẩn bị mua 50 tàu bay mới

Bộ Công an bổ nhiệm Trung tá Lê Cảnh Duy làm Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone

Ông Lê Cảnh Duy sinh năm 1981, hiện là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (Gtel) - một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G

PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh “đi lùi”, dự kiến phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu thưởng

Năm 2025, PV Gas đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu hợp nhất 74.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.300 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 50% so với năm 2024. Kế hoạch này được xây dựng theo phương án giá dầu 70 USD/thùng.

Vốn hoá FPT đã vượt PV GAS, chỉ còn sau Vietcombank, BIDV, Hòa Phát PV Gas đạt doanh thu cao nhất lịch sử, mỗi ngày thu về khoảng 4 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế gần 89 tỷ đồng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế quá hạn gần 89 tỷ đồng.

Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu Thuduc House bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

Chủ tịch Tasco lý giải việc "bắt tay" đối tác Trung Quốc, không chỉ phân phối, Tasco có thể sửa chữa, rửa xe

Theo Chủ tịch Tasco, chiến lược “tích hợp theo chiều dọc” của công ty là phát triển cả “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn”, không chỉ phân phối mà còn tiến tới làm những dịch vụ mà khách hàng sử dụng hàng ngày như sửa chữa, rửa xe...

Tasco thâu tóm doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối Volvo duy nhất tại Việt Nam Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD

Sân bay Long Thành và Cao tốc Bình Phước: Hai lần liên danh của Sơn Hải 'dậy sóng' khi trượt thầu vì không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Đại diện Tập đoàn Sơn Hải cho biết, họ "rất ngạc nhiên" với quyết định của chủ đầu tư, nhất là khi các nhà thầu tên tuổi khác như Cienco4, Vinaconex, Đèo Cả hay chính Sơn Hải đều bị loại với lý do "không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật".

Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì? Lai lịch liên danh 5 công ty công nghệ thắng 2 ông lớn VNPT - Viettel tại gói thầu 2.000 tỷ đồng sân bay Long Thành