Ngành tôm vượt khó cán đích 4,3 tỷ USD

Tăng trưởng sụt giảm từ quý 4/2022, song ngành tôm vẫn vượt qua khó khăn và cán đích 4,3 tỷ USD, tăng 10,25% so với năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Xuất khẩu tôm trong tháng 11/2022 đạt 299,770 triệu USD, giảm 18,1%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm. Tháng 11 năm nay cũng là tháng ghi nhận doanh số xuất khẩu thấp nhất kể từ tháng 3. Tuy vậy, lũy kế 11 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm đã vượt kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2021, đạt hơn 4,057 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Mặc dù, còn nhiều thử thách phía trước, nhưng đây là con số đáng khích lệ cho 1 năm với không ít sóng gió. Cả năm 2022, xuất khẩu tôm đạt khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 10,25% so với năm 2021.

Bà Kim Thu - Chuyên gia thị trường tôm cho biết, trong tháng 11, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm trong đó xuất khẩu sang Mỹ và EU giảm mạnh nhất xấp xỉ 50%, xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 16%, sang Hàn Quốc chỉ còn tăng 2%, duy nhất thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Việt Nam với mức tăng trưởng 88% trong tháng 11.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 41 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ. Lũy kế 11 tháng của năm 2022, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt hơn 773 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2021. Nhu cầu nhập khẩu tôm từ thị trường Mỹ có thể khá hơn sau quý 1/2023, khi tồn kho giảm bớt và tình hình kinh tế tích cực hơn.

Theo số liệu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 10/2022, Mỹ nhập khẩu 69.767 tấn tôm, trị giá 633,99 triệu USD, giảm 18% về khối lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, nhập khẩu tôm vào Mỹ ghi nhận giảm.

Tính lũy kế tới tháng 10/2022, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 715.711 tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, giảm 2% về lượng và giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ 2021.

Nguyên nhân nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm là do tồn kho còn nhiều. Doanh số bán lẻ và dịch vụ thực phẩm đều chậm, các hãng bán lẻ đôi khi còn yêu cầu hoãn giao hàng. Mặc dù tồn kho cao, nhưng giá tôm tại Mỹ không giảm do các nhà bán buôn chưa muốn bán ra vì chưa được giá.

Dự báo, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường Mỹ có thể khá hơn sau quý đầu năm 2023 khi tồn kho giảm bớt và tình hình kinh tế tích cực hơn.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 37 triệu USD trong tháng 11/2022, giảm 44% so với cùng kỳ. xuất khẩu sang các thị trường đơn lẻ chính trong khối đồng loạt giảm 2 con số. Lũy kế 11 tháng, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 655 triệu USD, tăng 19%.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU bắt đầu giảm từ tháng 10 năm nay. Lạm phát tại đây cao kỷ lục, khủng hoảng giá năng lượng, biến động tỷ giá ảnh hưởng tới chi phí lưu kho và tổ chức tiêu thụ.

Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc đạt gần 616 triệu USD, tăng 63%

Tháng 11/2022, trong khi xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều giảm, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn ghi nhận tăng. Xuất khẩu tôm Việt sang Trung Quốc trong tháng này đạt hơn 68 triệu USD, tăng 88%. Lũy kế 11 tháng, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt gần 616 triệu USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2021.

“Từ đầu tháng 12, chính quyền Trung Quốc đã có những động thái nới lỏng chính sách “zero-COVID”. Trong đó, Trung Quốc đang hủy bỏ quy trình xét nghiệm đối với thủy sản nhập khẩu, giúp rút ngắn thời gian chờ thông quan và chi phí nhập khẩu cho các nhà nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này được kỳ vọng làm tăng nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc và xuất khẩu tôm sang Trung Quốc dự kiến vẫn tăng trưởng trong tháng cuối cùng của năm nay”, bà Kim Thu nhận định.

Nửa đầu năm nay, nhờ giá xuất khẩu tốt, nhu cầu cao, đơn hàng gối từ cuối năm 2021, nên xuất khẩu tôm tăng khá. Nửa cuối năm 2022, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do lạm phát toàn cầu tăng cao kỷ lục, xung đột Nga – Ukraine, biến động tiền tệ, chi phí sản xuất gia tăng, nguồn nguyên liệu hạn chế, nguồn vốn để quay vòng sản xuất hạn hẹp trong khi phải đối mặt với cạnh tranh mạnh mẽ từ các nguồn cung đối thủ.

Tuy vậy, tính tới tháng 11/2022, xuất khẩu tôm đã vượt kim ngạch xuất khẩu tôm của cả năm 2021, đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021.

Tập trung trao đổi, đàm phán khách hàng tìm cách giảm thiểu khó khăn

Nhận định về những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt, TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX cho rằng cái khó cho doanh nghiệp không đơn thuần là đơn hàng, việc làm, thu nhập người lao động khi Tết tới. Các doanh nghiệp có nhiều vốn có thể khó khăn chỉ dừng ở đây. Các doanh nghiệp ít vốn, lệ thuộc vốn vay ngân hàng thì khó khăn gấp bội.

Tăng trưởng sụt giảm, ngành tôm vẫn vượt qua khó khăn cán đích 4,3 tỷ USD
S. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX

Không giao hàng theo kế hoạch, hàng tồn kho lấy tiền đâu trả nợ khi tới hạn. Giải pháp không ai muốn là phải chấp nhận giảm giá, chấp nhận bán rẻ để chứng minh luân chuyển dòng tiền. Nhưng đó là vòng tròn đi xuống, khó khăn tài chính sẽ tránh được trước mắt nhưng hệ quả thì không lường, khi lạm phát và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Tình hình này đã diễn ra ở cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008, hệ quả là sau đó ít năm, khá nhiều doanh nghiệp thủy sản đã bỏ cuộc chơi, thậm chí có doanh nghiệp lớn.

Đối sách bây giờ là trước mắt tập trung trao đổi, đàm phán khách hàng tìm cách giảm thiểu khó khăn, thiệt hại và có chia sẻ cho nhau. Tiếp theo các doanh nghiệp nên bình tĩnh xem xét điểm mạnh, yếu của mình một cách thẳng thắn. Qua đó biết cách đi sắp tới sao cho hạn chế thiệt thòi và tăng ưu thế.

Thí dụ xem xét sách lược thị trường, sản phẩm và nhất là phải tinh gọn mọi mặt từ bộ máy, dây chuyền sản xuất, các định mức tiêu hao… Có nghĩa là coi trọng giảm giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cửa hàng WIN hiện đại với đa dạng chủng loại hàng hóa được trưng bày dựa trên cơ sở dữ liệu lớn

Masan đạt 18.855 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

“Masan sẽ thúc đẩy lợi nhuận của WinCommerce, Masan MEATLife và Phúc Long hơn nữa để sánh vai cùng Masan Consumer. Khả năng sinh lời sẽ là thước đo quan trọng trong 18 đến 24 tháng tới giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông", Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cho biết.

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh. Với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị

Chat với BizLIVE