Ngành nào lỗ nặng nhất năm 2022?

Cho đến ngày 22/1/2023, nhiều doanh nghiệp đã báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022. Nhìn vào số liệu BCTC năm qua cho thấy, gam màu xám xuất hiện ở mảng bất động sản, chứng khoán, thép…

Bên cạnh đó, vẫn xuất hiện điểm sáng ở một số ngành như ngân hàng, năng lượng và thuỷ sản, bảo hiểm...

Cụ thể, BCTC của các doanh nghiệp cho thấy, kết quả kinh doanh của 16 doanh nghiệp bất động sản đã công bố thì chỉ có 5 doanh nghiệp có tăng trưởng dương, còn lại 11 doanh nghiệp tăng trưởng âm. Trong đó, Văn Phú Invest (VPI) lợi nhuận trước thuế đạt 661 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2021; Viglacera (VGC) lợi nhuận trước thuế đạt 2.312 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2021.

Ở chiều ngược lại, Fideco (FDC) lỗ 198 tỷ đồng, giảm 1.620% so với năm 2021; LDG lợi nhuận trước thuế đạt 8 tỷ đồng, giảm 97% so với năm 2021; Tín Nghĩa IP (TIP) lợi nhuận trước thuế đạt 34 tỷ đồng, giảm 73%.

Ngành cao su, mặc dù không thua lỗ nặng như bất động sản, nhưng nhìn chung kết quả kinh doanh năm 2022 cũng kém khả quan. Trong 4 doanh nghiệp đã công bố BCTC, Bà Rịa Rubber (BRR) đạt 165 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2021. Ở chiều ngược lại, cao su Đồng Phú (DPR) giảm 40%, Tân Biên (RTB) giảm 26%.

Nhóm ngành chứng khoán hầu hết là tăng trưởng âm hai con số trở lên, duy chỉ có KS Securities lợi nhuận trước thuế đạt 407 tỷ đồng, tăng 20%; VPS lợi nhuận trước thuế đạt 1.008 tỷ, tăng 1% so với năm 2021. Còn lại 18 công ty chứng khoán kết quả kinh doanh “bết bát”. Điển hình là Bảo Minh Securitties (BMS) lợi nhuận trước thuế âm 120 tỷ đồng, giảm 152% so với năm trước; VDSC lợi nhuận trước thuế âm 153 tỷ đồng, giảm 129% so với năm trước; Thiên Việt (TVS) lợi nhuận trước thuế âm 26 tỷ đồng, giảm 105% so với năm trước. Đáng chú ý, một số “ông lớn” trong lĩnh vực chứng khoán như SSI, VNSirect cùng giảm 37% so với năm trước.

Ở lĩnh vực cơ khí cũng ảm đạm không kém khi lợi nhuận trước thuế của PV Coating lợi nhuận trước thuế âm 12 tỷ đồng, giảm 1.626% so với năm trước. Mảng dệt may cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình thế giới nên các doanh nghiệp này đa phần kết quả kinh doanh đều giảm sút mạnh, trong đó có Garmex Sài Gòn (GMC) lợi nhuận sau thuế âm 71 tỷ đồng, giảm 229% so với năm trước

Quảng cáo

Lĩnh vực đầu tư với 3 doanh nghiệp công bố đều âm nặng. Đơn cử như VKC Holdings (VKC) lợi nhuận trước thuế đạt 238 tỷ đồng, giảm 7.639% so với năm 2021; Nhà Đà Nẵng (NDN) lợi nhuận trước thuế âm 137 tỷ đồng, giảm 144% so với năm trước; Licogi 14 (L14) lợi nhuận trước thuế đạt 32 tỷ đồng, giảm 46% so với năm 2021.

Ngành F&B cũng chịu chung số phận khi kết qủa kinh doanh đều giảm so với năm 2021, như Vocarimex (VOC) giảm 138% so với năm 2021; Vinacafe Biên Hoà giảm 28%.

Bên cạnh kết qủa kinh doanh của một số doanh nghiệp thua lỗ trên, ở một góc khác, điểm sáng kinh doanh thuộc về lĩnh vực ngân hàng – tài chính, hoá chất, bảo hiểm, nông nghiệp, năng lượng…

Theo đó, ngân hàng – tài chính kết quả kinh doanh khá tốt trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Trong số 11 ngân hàng và công ty tài chính công bố BCTC thì chỉ có ABBank giảm 13% so với năm trước, còn lại là tăng trưởng 2 con số trở lên. Điển hình Eximbank(EIB) lợi nhuận trước thuế đạt 3.709 tỷ đồng, tăng 208% so với năm 2021. Tiếp theo là LPB và Saigonbank (SGB), PGBank (PGB) lần lượt tăng 56, 54%, 54%.

BCTC cho thấy, mảng năng lượng hầu như không bị tác động khó khăn của tình hình thế giới, lạm phát, do đó tăng trưởng của các doanh nghiệp này khá tốt. Các doanh nghiệp điện/thuỷ điện tăng trưởng đều 2 con số. Đơn cử như Bắc Minh (SBM) lợi nhuận trước thuế đạt 156 tỷ đồng, tăng 170%; CHP lợi nhuận trước thuế đạt 260 tỷ đồng, tăng 110%; A Vương (AVC) lợi nhuận trước thuế đạt 650 tỷ đồng, tăng 85%; Thuỷ điện Thác Bà lợi nhuận trước thuế đạt 453 tỷ đồng, tăng 84%...

Năm 2023 được các bộ ngành và các chuyên gia dự báo tình hình kinh tế trên thế giới sẽ khó khăn, phức tạp hơn bởi cuộc xung đột chính trị Nga – Ukraine, tình hình lạm phát khả năng sẽ lan sâu rộng; trong nước các đơn hàng xuất khẩu sẽ giảm sút… Điều này sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng, các ngành như năng lượng, ngân hàng, tài chính… ít bị tác động bởi khó khăn chung trên thế giới nên kết quả kinh doanh vẫn tăng trưởng đều.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Giá đất nhiều tuyến đường tại TP.HCM sắp tăng cao nhất tới 37 lần

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU Tp.HCM: Nhà thuê trọ phải có diện tích tối thiểu 5m2 sàn/người

Bà Rịa - Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư dự án Ecotown Phú Mỹ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco).

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng, lãi ròng quý II/2024 của Đất Xanh giảm gần 80%

Cung mới ít ỏi đẩy giá biệt thự, liền kề thứ cấp ở Hà Nội tăng mạnh

Trong khi thị trường sơ cấp không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỉ lệ hấp thụ thì trên thị trường thứ cấp, tại một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng mạnh.

Vincom Retail có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên 1.000 tỷ đồng Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

“Ông lớn” Hàn Quốc đề xuất xây tổ hợp tỷ USD ở Hạ Long

Đề xuất được ông Park Gi-Beom, Chủ tịch Hiệp hội Greyhound Hàn Quốc (Hiệp hội KGA) đưa ra với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh ông Cao Tường Huy khi đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Quảng Ninh chiều ngày 18/7, theo Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh.

6 tháng đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi sau thuế giảm 47% Chủ tịch Hội đồng quản trị bị tạm hoãn xuất cảnh, Địa ốc Hoàng Quân "hẹn" nộp thuế trước 25/7

Bắc Giang lập quy hoạch khu đô thị và trung tâm hành chính rộng 200 ha

Ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ký Quyết định số 653/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị và Trung tâm hành chính huyện Lục Ngạn, tỷ lệ 1/500.

Dragon Capital bán gần 6 triệu cổ phiếu HSG, hạ sở hữu xuống dưới 9% Giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh từ 15 giờ chiều nay, RON 95 sát mốc 23.000 đồng/lít