Ngân sách bảo mật của doanh nghiệp dự kiến tăng mạnh năm 2023

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng phức tạp, nhu cầu cải thiện trình độ chuyên môn bảo mật, tình hình bất ổn về kinh tế hay địa chính trị chi phối ngân sách cho an ninh mạng.

Theo Báo cáo Kinh tế Bảo mật Công nghệ thông tin từ Kaspersky, kế hoạch đầu tư từ doanh nghiệp và mức chi tiêu cho bảo mật tăng tới 17% trong năm nay.

Kaspersky tiến hành 3.200 cuộc phỏng vấn tại các công ty có quy mô hơn 50 nhân sự ở 26 quốc gia. Trong đó, 834 đáp viên đến từ châu Á - Thái Bình Dương.

Theo khảo sát, ngân sách cho an ninh mạng tăng lên trong 3 năm tới ở cả doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và các tập đoàn lớn nhằm giải quyết những vấn đề khác nhau.

Năm 2022, ngân sách an ninh mạng trung bình tại tập đoàn là 3,75 triệu USD, trong đó 12,5 triệu USD được phân cho công nghệ thông tin (CNTT) nói chung.

Trong khi đó, DNNVV đầu tư 150.000 USD cho bảo mật từ tổng ngân sách trung bình cho CNTT là 375.000 USD.

DNNVV và tập đoàn lớn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) dự tính tăng ngân sách cho phòng thủ trên thế giới số thêm 3% so với mức trung bình toàn cầu 14%.

b2-7146.png Những nguyên nhân làm tăng chi phí bảo mật của doanh nghiệp trong năm 2023
Quảng cáo

Trong những lý do tăng chi tiêu cho an ninh mạng, đáp viên tại APAC nhấn mạnh yếu tố phức tạp của hệ thống CNTT (chiếm 61% cho cả 2 đối tượng doanh nghiệp) và nhu cầu cải thiện trình độ chuyên môn bảo mật (56% cho cả 2 quy mô công ty).

Những mối nguy tiềm ẩn mới do bất ổn về kinh tế và địa chính trị cũng được nêu ra như những nguyên nhân cho sự tăng đầu tư vào bảo mật, chiếm 45% tại DNNVV và 50% tại các tập đoàn.

Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky APAC cho biết: “Sự gián đoạn liên quan đến đại dịch, lạm phát gia tăng, căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu gây ám ảnh cho các doanh nghiệp ở khu vực APAC trong năm 2022.

Thêm vào đó, các sự cố an ninh mạng như vi phạm dữ liệu và tấn công bằng mã độc tống tiền làm tê liệt các doanh nghiệp lớn trong khu vực. Tăng chi tiêu cho an ninh mạng là bước đi đúng để xây dựng hệ thống phòng thủ cho các công ty trước các cuộc tấn công mạng và bảo vệ tài sản trước những thay đổi không lường trước trong năm 2023”.

Ngân sách bổ sung giúp được các công ty địa phương ở APAC giải quyết hầu hết vấn đề liên quan đến bảo mật CNTT.

Năm nay, 59% doanh nghiệp coi vấn đề bảo vệ dữ liệu là thách thức lớn nhất. Mối quan tâm quan trọng thứ 2 được 51% số người được hỏi nhấn mạnh là chi phí bảo mật môi trường công nghệ ngày càng phức tạp, tiếp theo là các vấn đề với việc áp dụng cơ sở hạ tầng đám mây (44%).

Các chuyên gia bảo mật nhận định tính liên tục của hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào bảo mật thông tin. Khi cơ sở hạ tầng phức tạp hơn và các cuộc tấn công mạng cũng tinh vi hơn, doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ về không gian mạng và hiểu rõ nhu cầu bảo vệ tài sản bên trong tổ chức.

Ngoài ra, các quy định của nhà nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ngân sách ngày càng tăng cho bảo mật thông tin. Đôi khi cơ quan quản lý thắt chặt các quy tắc cho toàn bộ thị trường hoặc ngành dọc.

Để tối đa hóa khoản đầu tư vào an ninh mạng và giảm rủi ro của các cuộc tấn công và vi phạm dữ liệu, doanh nghiệp nên sử dụng giải pháp bảo vệ điểm cuối hiệu quả với khả năng phát hiện và ứng phó với mối đe dọa.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Google thành lập công ty tại Việt Nam: Chuyên gia chỉ rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nội

Việc Google chính thức thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ là một bước đi chiến lược quan trọng của gã khổng lồ công nghệ này, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh Đế chế Google trị giá 2.000 tỷ USD đứng trước nguy cơ chia tách, ban lãnh đạo công ty 'choáng váng'

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD