Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng cho ngành lúa gạo không hề bị vướng

Trong năm 2023, NHNN định hướng hạn mức tín dụng cho ngành lúa gạo từ 14% - 15%, cao hơn những năm trước đây, cho nên về mặt đáp ứng nguồn vốn là không bị vướng, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hội nghị "Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu" do Bộ Công thương tổ chức.
Hội nghị "Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu" do Bộ Công thương tổ chức.

Tại hội nghị "Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu", do Bộ Công Thương tổ chức ngày 25/4, hầu hết các hiệp hội ngành hàng như: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giầy – Túi xách Việt Nam đều nêu những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải trong tiếp cận vốn tín dụng.

Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng thu mua lúa gạo

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, từ ngày 01/01 - 15/04/2023 cả nước đã xuất khẩu được 2,371 triệu tấn gạo, trị giá 1,251 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022, tăng 33,70% về số lượng và tăng 44,55% về trị giá.

Về thị trường xuất khẩu, Philippines tiếp tục duy trì vị thế nhập khẩu gạo truyền thống và hàng đầu của Việt Nam. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2023, Philippines đã nhập khẩu từ Việt Nam 893 ngàn tấn gạo các loại, tăng 32,3% so với cùng kỳ 2022.

Thị trường nhập khẩu lớn thứ hai là Trung Quốc khoảng 340 ngàn tấn, tăng hơn 91% so với năm trước. Theo sau là Indonesia với 149 ngàn tấn, chủ yếu là những hợp đồng đã ký từ năm 2022 chuyển sang, so với cùng kỳ thì tăng trên 179 lần. Malaysia: 77 ngàn tấn, giảm 11,83% và Ghana: 59 ngàn tấn, giảm 44,97% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Nam, mặc dù thời gian qua, việc xuất khẩu gạo tuy đã đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về vốn tín dụng.

Hiện phần lớn các thương nhân đều đang khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn lưu động. Trong khi giá lúa gạo trong những năm gần đây đầy biến động, thậm chí nguồn cung trong nước tại một số thời điểm bị mất cân đối. Do đó, hạn mức tín dụng thấp làm cho tiến độ thu mua của thương nhân bị ảnh hưởng đáng kể.

Tại những thời điểm thu hoạch chính vụ, công tác thu mua lúa gạo gặp rất nhiều khó khăn do ngân hàng không thể chủ động mở thêm hạn mức tín dụng (theo thời điểm) cho các thương nhân xuất khẩu gạo. Cùng với đặc thù sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, việc duy trì mức dự trữ lưu thông 5% theo quy định của Nghị định 107/2018/NĐ-CP cũng gây áp lực khá lớn lên các thương nhân xuất khẩu gạo.

NHNN sẽ tập trung nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho ngành lúa gạo

Trước phản ánh của các hiệp hội ngành hàng về việc khó tiếp cận vốn cũng như các hạn mức tín dụng, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, trong quý 1/2023 xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp về vốn, NHNN đã ban hành 2 chính sách có tác động trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp đó là chính sách đối với lãi suất của NHNN.

Cũng trong quý 1, NHNN đã hai lần đều chỉnh hạ lãi suất điều hành, đặc biệt đợt điều chỉnh gần đây, NHNN quy định trần lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở xuống giảm còn 5,5%, tiền gửi không kỳ hạn lãi suất từ 1% xuống còn 0,5% đã tác động trực tiếp đến lãi suất đầu vào, giúp giảm lãi suất cho vay.

Điểm thuận lợi tiếp là vào ngày 24/4, NHNN đã ban hành chính sách cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nợ cho khách hàng của ngân hàng. Cơ chế này sẽ tác động hỗ trợ doanh nghiệp về áp lực trả nợ vay cũng như tạo điều kiện vốn cho họ duy trì hoạt động ổn định khó khăn hiện nay.

“Hai cơ chế này có thể nói là rất lớn, cơ chế cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ chỉ áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như giai đoạn khó khăn do COVID-19. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, NHNN cũng đưa ra cơ chế cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp đó là 2 chính sách lớn. Riêng đối với lĩnh vực xuất khẩu, có rất nhiều chính sách để hỗ trợ. Bởi đây là lĩnh vực mũi nhọn là động lực tăng trưởng kinh tế”, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM nói.

Cụ thể, theo ông Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, ngoài chính sách chung, NHNN còn có thêm chính sách cụ thể.

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuộc nhóm cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng lãi suất không quá 4,5%/năm. Đây là mức lãi suất rất thấp. Chính sách này đã áp dụng từ năm nay từ 2012 và tập trung vào đối tượng doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được hưởng gói hỗ trợ 2% lãi suất, song, các doanh nghiệp cũng phản ảnh gói hỗ trợ này triển khai khá chậm. Nhóm ngành hàng dệt may, da giày và giấy đều là đối tượng được hỗ trợ lãi suất.

“Tôi tin rằng với chính sách lãi suất giảm, cũng như cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ sẽ trực tiếp tác động đến doanh nghiệp giúp họ hoạt động tốt hơn trong thời gian tới”, ông Lệnh chia sẻ.

Đề cập đến ý kiến cụ thể của VFA, ông Lệnh cho biết, đây là một ngành quan trọng và được NHNN tập trung cơ chế chính sách cũng như thực hiện hỗ trợ rất nhiều trong thời gian vừa qua và trong năm 2023, mức tăng trưởng tín dụng NHNN dành cho ngành hàng này không hề bị vướng.

Trong năm 2023, NHNN định hướng hạn mức tín dụng cho ngành lúa gạo từ 14% đến 15%, cao hơn những năm trước đây, cho nên về mặt đáp ứng nguồn vốn là không bị vướng.

Theo ông Lệnh, riêng đối với thu mua lúa gạo, trong 3 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng đạt mức 7%, cao nhất so với thời điểm cuối năm 2022, trong khi bình quân mức tăng trưởng tín dụng chung là 2,06%.

“NHNN luôn có hạn mức tín dụng chuyên đề đối với thu mua lương thực, cho nên những vướng mắc mà VFA phản ảnh chúng tôi sẽ ghi nhận và kiến nghị với Ngân hàng Trung ương. Còn lại đối với ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về vấn đề lãi suất và cơ cấu lại nợ thì hai cơ chế đó sẽ có những điều chỉnh tác động trong nay mai”, ông Lệnh khẳng định.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE