Chứng khoán 8/11

Ngân hàng giúp VN-Index lấy lại sắc xanh cuối phiên

Phải sang đến phiên chiều với những nỗ lực đồng đều hơn của các cổ phiếu Ngân hàng VN-Index mới có lại sắc xanh. Bên cạnh đó cũng nhờ lực mua hào phóng hơn từ nhà đầu tư nước ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trạng thái của các cổ phiếu Thép, Bất động sản vẫn còn áp lực cho đến hết phiên giao dịch. NVL, PDR cuối phiên vẫn giảm sàn còn HPG (-4%) cũng không thu hẹp biên độ.

Tuy nhiên, nhóm Vingroup với VIC (-0,2%), VHM (-0,5%) đã chủ động tự triệt tiêu những áp lực xấu trong phiên ATC. Diễn biến này cũng gần như rất kịp thời sau khi các mã Ngân hàng đồng loạt tăng giá mạnh ở hầu hết các cổ phiếu. Dẫn đầu về đà tăng là STB (+6,1%), LPB (+6,1%), kế đến là BID (+4,8%), SHB (+4,2%), CTG (+2,1%), TPB (+2%), VPB (+0,58%).

Xét về giá trị giao dịch, 2 cổ phiếu VPB và STB chỉ đứng sau HPG về quy mô giao dịch trên HOSE, đều đạt trên 300 tỷ đồng.

Một số cổ phiếu trong VN30 như GVR (+4,9%), POW (+6,7%), BVH (+3,9%), BVH (+3,9%), SSI (+4,9%) cũng đều đóng cửa rất khả quan.

Cũng cần phải nhắc tới những giao dịch mua ròng mạnh tay hơn của khối ngoại từ sau 14h. Tới cuối phiên, giá trị giải ngân đã đạt trên 530 tỷ đồng trong đó KDH (+1,75%), POW (+6,74%), DGC (+0,85%) là những cổ phiếu được mua ròng tốt nhất.

Qua đó, rổ VN30 đã có 23/30 mã tăng đồng thời giúp cho VN-Index đảo chiều thành công, tăng 6,46 điểm lên 981,65 điểm (+0,66%).

Với thị trường chung, đang có độ trễ nhất định do thanh khoản vẫn chưa thực sự dư dả. Giá trị giao dịch của HOSE cả phiên hôm nay đạt hơn 10.300 tỷ đồng và vẫn còn 37 mã giảm sàn chủ yếu ở các nhóm ngành Bất động sản và Thép như HSG, DXG, NKG, TDC, DIG, HBC, CTD, BCG, LDG…

Còn HNX-Index và UPCoM đã kịp bắt nhịp theo chuyển động của HOSE. Chỉ số HNX-Index tăng 0,61% còn UPCoM-Index tăng 0,04%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.100 tỷ đồng.

****

VN30 tỏ ra khó khăn trong việc lan tỏa đà tăng từ các cổ phiếu lớn. Sự phân hóa mạnh vẫn diễn ra giữa chiều tăng gồm POW (+3,2%), STB (+3,2%), BID (+2,4%), ACB (+2,2%), TCB (+2,1%), MWG (+2%) và các mã NVL (-7%), PDR (-6,9%), VIC (-6,7%), VHM (-5,2%), HDB (-4,9%), HPG (-4,7%).

Cổ phiếu HPG đang nhận thêm áp lực bán mạnh hơn từ nhà đầu tư nội khiến các nỗ lực ngoi lên tham chiếu của VN30 lẫn VN-Index đã thất bại. VN-Index chỉ có thể chạm vào mốc tham chiếu trước 11h rồi lại quay đầu giảm cuối phiên sáng, mất 13,17 điểm (-1,35%). Nếu chỉ số đóng cửa phiên dưới mức này thì chỉ số sẽ có đáy mới của năm 2022.

Hồi phục chỉ diễn ra phân mảnh, VN-Index chưa bật lên thành công
Diễn biến giao dịch sáng 8/11

Nhóm Thép và Bất động sản vẫn đang là 2 nhóm ngành xuất hiện các mã giảm sàn nhiều nhất như NKG, KBC, HSG, DXG, CTD, DIG, DRH, HPX, DXS… Tổng cộng, số lượng các mã giảm sàn là 35 mã.

Thanh khoản của HOSE cũng vẫn đang rất khó để thị trường có thể làm được một cuộc nổi dậy khi chỉ đạt 4.662 tỷ đồng, xấp xỉ so với cả phiên sáng hôm qua.

Với HNX, chỉ số HNX-Index còn đã có lúc đón sắc xanh trở lại. Tuy nhiên, kết quả vẫn là một cú quay đầu giảm theo VN-Index, mất 0,7% xuống 197,18 điểm. Giá trị giao dịch của sàn đạt 435 tỷ đồng.

****

Việc dành sự chú ý vào các cổ phiếu VN30 đang là ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư trên thị trường. Áp lực giảm của rổ không còn quá lớn khi đã xuất hiện được những mã cân đối lại như STB (+4,2%), BID (+3%), CTG (+3%), SSI (+2,8%), GAS (+1,2%). Độ rộng của VN30 đang là khá cân với số mã tăng/giảm đang được chia đều cho nhau.

Tuy nhiên, câu chuyện của nhóm Bất động sản vẫn chưa hạ nhiệt khi vẫn còn NVL, PDR giảm sàn trong khi VIC cũng ngấp nghé trong trạng thái này. Các mã VHM (-4,6%), KDH (-4%) đều không tránh được việc bị liên đới theo.

Tình trạng giảm sàn của các cổ phiếu như DXG, KBC, LDG, DIG, DXS, ITC vẫn xuất hiện khá nhiều trên sàn bất kể các doanh nghiệp này có thông tin hỗ trợ tích cực xuất hiện. KBC vừa nhận được thông tin được chấp thuận mở rộng thêm 90 ha KCN Quang Châu.

Nhóm Thép vẫn đang giảm giá đồng loạt khi HPG (-1,5%) vừa phải dừng hoạt động 4 lò cao. Các mã HSG (-5,7%), NKG (-6,2%), TLH (-3,4%) vẫn đang giảm khá mạnh.

Còn nhóm Chứng khoán đang có sự phân hóa với một số mã sớm hồi phục là HCM (+3,4%), VIX (+2,9%), CTS (+2%) trái ngược với FTS (-4,2%), ORS (-4%), BSI (-0,6%). Các cổ phiếu BSI, FTS vẫn có thời điểm bị bán giảm sàn.

Tính đến 10h30, số lượng mã giảm phủ gần 70% trên HOSE. Chỉ số VN-Index sau khi chạm mức 957 điểm đầu phiên hiện đang cố gắng tăng về sát tham chiếu. Giá trị giao dịch không cho thấy được sự sôi động của tiền bắt đáy khi chỉ đạt hơn 2.800 tỷ đồng.

HNX-Index trong khi đó cũng đã có lúc về 196 điểm và đang cố gắng bật lên tham chiếu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

Mặc dù kỳ số liệu CPI tháng 4 của Mỹ và đáo hạn phái sinh vẫn ở phía trước nhưng thị trường vẫn có những vận động tích lũy khả quan. Sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt là 2 phiên tăng trở lại và còn giúp VN-Index có lần đầu tiên lấy lại mốc 1.250 điểm sau gần 1 tháng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa.

Soi hiệu quả hoạt động và quản trị chi phí của các ngân hàng

Thông thường khi đánh giá về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, một số chỉ số sẽ được quan tâm nhiều hơn có thể kể đến ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu), ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập),…

Cần nhanh chóng bình ổn thị trường vàng

Cần nhanh chóng bình ổn thị trường vàng

Về việc tiến hành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cử các cán bộ có năng lực, am hiểu thực tế tham gia Đoàn thanh tra liên ngành.

Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Bước vào tuần đáo hạn phái sinh và công bố liệu CPI tháng 4 của Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có sự thoái lui về điểm số. Chuỗi phiên giảm trong biên độ hẹp đã bước sang con số 3.

Chat với BizLIVE