Mỹ sắp hết thời gian để áp giá trần đối với dầu của Nga

Theo kế hoạch ban đầu, Mỹ và EU sẽ đưa ra mức giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ ngày 5/12, nhưng chỉ một tháng trước ngày này, cơ chế cụ thể vẫn chưa được xác định.

Các nhà phân tích nói với nhật báo kinh tế Kommersant (Nga) rằng khái niệm về trần giá ban đầu của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn rất mơ hồ và nếu không làm rõ các cơ chế mà các bên cần tuân thủ, chính sách này sẽ trở nên vô nghĩa.

Quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc đặt ra mức giới hạn giá dầu Nga bắt đầu thay đổi đáng kể sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC +) quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11.

Theo cách đó, tờ Kommersant cho hay Saudi Arabia đã thể hiện rõ ràng rằng họ sẽ không bù đắp cho nguồn thâm hụt từ phía Nga.

Quảng cáo

Bà Maria Belova tại công ty tư vấn Vygon Consulting tin tưởng rằng nếu áp đặt trần giá, thị trường sẽ bị thiếu hụt nguồn cung và đẩy giá dầu vượt quá 100 USD/thùng. Nguy cơ trên sẽ khiến Mỹ phải đánh giá lại vấn đề trong bối cảnh thời hạn để đưa ra mức giá trần đang rút ngắn dần.

Chuyên gia trên chỉ ra rằng Nga và các đối tác vẫn có các kênh riêng để giao dịch và thanh toán hàng hóa bằng đồng nội tệ quốc gia, do đó vấn đề về hiệu quả của lệnh áp đặt giá trần còn đang gây tranh cãi.

Phó trưởng phòng kinh tế tại Viện Năng lượng và Tài chính Nga Sergey Kondratyev nhận định Moskva sẽ có nhiều cách để tái xuất dầu sang các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ cũng như những cách khác để lách luật.

Trong khi đó, chuyên gia Igor Galaktionov tại BCS World of Investments lưu ý rằng lệnh giới hạn giá dầu tới đây sẽ chỉ mang tính thử nghiệm và các điều chỉnh sẽ được thực hiện trong thời gian thực dựa theo phản hồi của thị trường. Theo ông, các lệnh trừng phạt đang nhắm vào Nga làm tăng khả năng gián đoạn nguồn cung nhiên liệu, đồng thời có thể kích hoạt một làn sóng tăng giá khác.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung