Giá dầu sụt mạnh vì nỗi lo nhu cầu đi xuống

Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường dầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những dự báo bi quan về triển vọng của kinh tế toàn cầu.

Giá dầu giảm 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, như vậy giá dầu tiếp nối đà giảm sâu 2% của phiên liền trước đó khi mà những nỗi sợ suy thoái kinh tế lớn dần và việc số lượng các ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc tăng lên khiến nhiều người sợ hãi về triển vọng nhu cầu toàn cầu.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) – ông David Malpass cũng như giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – bà Kristalina Georgieva vào ngày thứ Hai cảnh báo về rủi ro tăng dần của một cuộc suy thoái kinh tế trên thế giới, đồng thời khẳng định rằng lạm phát hiện vẫn là một vấn đề nghiêm trọng.

Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai giảm 1,9USD/thùng tương đương 2% xuống 94,29USD/thùng. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 1,78USD/thùng tương đương 2% xuống 89,35USD/thùng.

“Tâm lý bi quan đang lớn dần trên thị trường hiện tại”, chuyên gia tại tổ chức môi giới OANDA – ông Craig Erlam phân tích.

Giá dầu tăng vọt vào đầu năm nay, giá dầu Brent lên sát ngưỡng cao kỷ lục 147USD/thùng khi mà căng thẳng Nga – Ukraine leo thang không khỏi khiến cho nỗi lo nguồn cung tăng cao, tuy nhiên giá giảm bởi nhiều nỗi lo về kinh tế.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ được dự báo đã tăng trong tuần trước sau khi giảm liên tục 2 tuần trước đó, theo kết quả khảo sát ban đầu của Reuters vào ngày thứ Ba.

Nỗi sợ về khả năng nhu cầu tại Trung Quốc giảm đồng thời tác động đến thị trường. Giới chức đã tăng cường các biện pháp xét nghiệm tại Thượng Hải và nhiều thành phố lớn khi mà số lượng các ca lây nhiễm COVID-19 mới chỉ tăng nhẹ trở lại.

“Nhìn từ góc độ kinh tế, có vẻ như Trung Quốc đã không quá quan tâm đến kinh tế khi mà vẫn tiếp tục xét nghiệm quy mô lớn ở Thượng Hải và nhiều thành phố lớn khi mà số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại”, chuyên gia tại quỹ Again Capital LLC ở New York – ông John Kilduff phân tích.

Quảng cáo

Giá dầu đặc biệt chịu áp lực từ đồng USD mạnh, đồng USD đã chạm mức cao nhất trong nhiều năm bởi những nỗi lo về lãi suất được điều chỉnh tăng và việc căng thẳng Nga – Ukraine leo thang.

Đồng USD mạnh lên khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác, đồng thời nó thường có xu thế ảnh hưởng xấu đến tâm lý ngừa rủi ro.

Mức hạ của giá dầu tuy nhiên hạn chế bởi việc nguồn cung trên thị trường có phần hạn chế và quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh trong đó có Nga hay còn gọi là OPEC+ để hạ sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang đánh giá lại về quan hệ của Mỹ với Saudi Arabia sau khi OPEC+ vào tuần trước thông báo sẽ giảm sản lượng, theo phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby.

“Việc nguồn cung thiếu hụt đang lớn dần bởi các quy định cắt giảm sản lượng dự kiến sẽ được áp dụng cho đến cuối năm 2023”, báo cáo của Commerzbank nhấn mạnh.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vào ngày thứ Ba công bố rằng kinh tế thế giới đang hướng đến “khoảng thời gian bão tố” khi mà quỹ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm tới, đồng thời cảnh báo về khả năng suy thoái kinh tế nếu các nhà hoạch định chính sách không xử lý tốt cuộc chiến chống lạm phát, theo nội dung báo cáo mới nhất được IMF công bố.

Đánh giá bi quan này được đưa ra trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mà IMF mới công bố trong cuộc họp thường niên giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF.

Cuộc họp này diễn ra trong một khoảng thời gian có nhiều căng thẳng khi mà vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tồn tại, căng thẳng Nga – Ukraine đã dẫn đến tình trạng giá thực phẩm và năng lượng tăng trong năm vừa rồi, chính vì vậy các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ buộc phải nâng mạnh lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế.

IMF vẫn duy trì dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng, theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay thế nhưng nhiều khả năng sẽ giảm tốc còn 2,7% trong năm 2023, thấp hơn so với tính toán trước đây. Tuy nhiên ở thời điểm đầu năm nay, IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 4,4% trong năm 2022 và 2,8% trong năm 2023, như vậy có thể thấy rõ ràng triển vọng kinh tế đã xấu đi đáng kể trong nhiều tháng trở lại đây.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt