Giá dầu có tuần tăng sốc khi OPEC+ quyết bảo vệ lợi nhuận

Quyết định hạ mạnh sản lượng dầu đến hơn 2 triệu thùng/ngày trong tuần qua của OPEC+ đã khiến cho thị trường và nước dùng nhiều năng lượng vào thế khó.

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu tăng khoảng 4% lên mức cao nhất trong 5 tuần, giá dầu được hỗ trợ bởi quyết định giảm sản lượng mạnh nhất từ năm 2020 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và liên minh gọi là OPEC+. Giá dầu vẫn ghi nhận phiên tăng thứ 5 ngay cả khi đồng USD vẫn lên giá.

Đồng USD mạnh thường gây áp lực lên giá dầu, đồng USD tăng giá khiến cho những loại hàng hóa được định giá bằng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 3,50USD/thùng tương đương 3,7% và đóng cửa ở mức 97,92USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 4,19USD/thùng tương đương 4,7% lên 92,64USD/thùng.

Đây là mức đóng cửa cao nhất của giá dầu Brent tính từ ngày 30/8/2022 và là mức cao nhất của giá dầu WTI tính từ ngày 29/8/2022. Việc giá dầu tăng không khỏi khiến cho cả hai loại giá dầu rơi vào trạng thái quá bán lần đầu tiên tính từ tháng 8/2022.

Cả hai loại giá dầu có tuần tăng thứ 2 và như vậy ghi nhận mức tăng tính theo tỷ lệ phần trăm cao nhất tính từ tháng 3/2022, giá dầu Brent tăng khoảng 11% còn giá dầu WTI tăng 17% trong tuần vừa rồi.

Giá dầu đốt nóng giao hợp đồng tương lai tại Mỹ tăng 19% trong tuần lên ngưỡng cao nhất tính từ tháng 6/2020, theo số liệu của Refinitiv tính từ tháng 12/2009.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh trong đó có Nga trong tuần này đã đồng ý giảm sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày.

Chuyên gia môi giới dầu tại PVM, ông Stephen Brennock, nhận xét: “Tác động có thể thấy rõ nhất từ việc OPEC cắt giảm sản lượng chính là việc giá dầu nhiều khả năng sẽ trở lại ngưỡng 100USD/thùng”.

Quảng cáo

Bộ phận quản lý tài sản của ngân hàng UBS đồng thời dự báo giá dầu sẽ lên trên mức 100USD/thùng trong những quý tới.

Quyết định giảm sản lượng của OPEC+ được đưa ra khi mà quy định cấm dầu Nga của châu Âu dự kiến chuẩn bị có hiệu lực và sẽ khiến cho nguồn cung khan hiếm hơn nữa trên một thị trường vốn đã hạn chế về nguồn cung.

Tổng thư ký OPEC, ông Haitham al-Ghais, khẳng định rằng việc cắt giảm sản lượng sẽ giúp cho OPEC+ vẫn còn có dư địa tăng cung trong trường hợp khủng hoảng.

Vào ngày thứ Năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden thể hiện tâm lý thất vọng với kế hoạch của OPEC+. Ông và các quan chức Mỹ nói rằng Washington đang tính đến những lựa chọn thay thế để ngăn giá tăng quá cao.

Tuy nhiên, số lượng giàn khoan dầu Mỹ đang hoạt động, một chỉ báo sớm về sản xuất dầu trong tương lai, giảm 2 trong tuần này xuống còn 602, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các yếu tố như lạm phát cao khiến cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng cần phải chi tiêu thêm nhiều tiền hơn để giữ chân người lao động và bảo trì thiết bị.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm rất sâu, Dow Jones hạ mạnh trong ngày thứ Sáu sau báo cáo thị trường việc làm mới được công bố. Chứng khoán Mỹ đã khép lại một tuần sóng gió, nhà đầu tư từng hy vọng sẽ có chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nhưng rồi cuối cùng họ lại thất vọng.

Theo WSJ, vài ngày qua, thị trường chứng khoán có vô cùng nhiều biến động khi mà nhà đầu tư chật vật đánh giá tình hình kinh tế sau khi quá nhiều số liệu trái chiều được công bố, họ gặp khó trong việc dự báo kinh tế sẽ diễn biến như thế nào và thực tế đó có ý nghĩa như thế nào với nỗ lực kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhảy vọt trong phiên ngày thứ Hai và phiên ngày thứ Ba, chỉ số S&P 500 và Dow Jones có 2 ngày tăng điểm mạnh nhất tính từ năm 2020. Các số liệu bi quan về sản xuất và việc làm khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng Fed có thể làm chậm đà nâng lãi suất trong những tháng tới.

Tuy nhiên, đà phục hồi của thị trường không được duy trì. Các chỉ số chứng khoán chính trên thị trường giảm trong 2 ngày liền sau đó, và rồi sau đó tiếp tục giảm trong ngày thứ Sáu khi mà những số liệu mới công bố cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn vững vàng.

Các doanh nghiệp Mỹ tuyển dụng 263.000 việc làm trong tháng 9/2022, thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm xuống mức 3,5% từ mức 3,7% và như vậy ở ngưỡng thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc