Một nhóm cổ phiếu âm thầm bứt tốc, có mã tăng 50% trong chưa đầy 1 tháng

Giá bán đường trên thế giới trong tháng 4 đã tăng vọt lên mức cao nhất hơn một thập kỷ, tác động tích cực đến đà tăng của nhóm cổ phiếu ngành mía đường.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khép lại phiên giao dịch cuối tuần, dù VN-Index giảm 6,34 điểm (-0,6%) xuống 1.042,91 điểm, nhưng nhóm cổ phiếu ngành mía đường vẫn tiếp nối đà tăng, thậm chí một số mã tăng kịch trần.

Theo đó, cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công-Biên Hòa và cổ phiếu LSS của CTCP Mía đường Lam Sơn đều ghi nhận mức tăng trần 6,9%. Tương tự, cổ phiếu KTS của CTCP Đường Kon Tum cũng tăng kịch biên độ (9,7%).

Một số cổ phiếu mía đường tăng kịch biên độ trong phiên 21/4 với thanh khoản cao đột biến
Một số cổ phiếu mía đường tăng kịch biên độ trong phiên 21/4 với thanh khoản cao đột biến

Một số mã cổ phiếu của doanh nghiệp ngành đường khác như QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi hay SLS của CTCP Mía đường Sơn La cũng lần lượt tăng 3,2% và 1,2%.

Được thúc đẩy nhờ giá đường tăng

Theo quan sát, đà tăng của nhóm cổ phiếu mía đường đã nhen nhóm từ cuối tháng 3, sang đầu tháng 4. Trong đó, đáng chú ý, là mã SLS đã có 10/15 phiên tăng từ đầu tháng 4 đến nay và tiến đến vùng đỉnh lịch sử 172.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu LSS cũng ghi nhận tới 18/19 phiên tăng điểm kể từ phiên 28/3, giúp thị giá tăng thêm gần 50%. Hay cổ phiếu KTS đã tăng trần 4 phiên liên tiếp gần đây với giá trị tăng thêm hơn 44%.

Mía đường là ngành mang tính chu kỳ mạnh và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành lên xuống theo giá đường trên thị trường. Kể từ đầu năm giá đường thô thế giới đã bắt đầu chu kỳ tăng, đặc biệt từ cuối tháng 3, giá đường đã tăng mạnh và ngày 20/4 đã vượt 25 USd/Lbs - mức cao nhất kể từ quý 1/2012. Việc giá đường tăng cao theo đó đã có tác động tích cực, thúc đẩy đà tăng của nhóm cổ phiếu ngành mía đường.

Giá đường thô thế giới bắt đầu xu hướng tăng mạnh từ cuối tháng 3

Giá đường thô thế giới bắt đầu xu hướng tăng mạnh từ cuối tháng 3

Tại thị trường trong nước, giá đường tăng nhẹ, dao động quanh mức 18.000 đồng/kg, do chịu áp lực cạnh tranh từ đường nhập lậu và vụ ép mía vẫn đang trong giai đoạn cao điểm.

Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán VNDirect dẫn báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, nhu cầu đường cả nước dự kiến sẽ tăng 1,7% trong năm 2023. Sản lượng mía ép dự kiến đạt gần 8,8 triệu tấn, tăng 16,5% và sản lượng đường sản xuất đạt 871.000 tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ.

Chứng khoán VNDirect kỳ vọng giá đường toàn cầu trong 6 tháng đầu 2023 sẽ được hỗ trợ bởi sản lượng đường thấp hơn dự kiến ở Ấn Độ cùng với sản xuất đường ở châu Âu bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thời tiết bất lợi (hạn hán).

Đồng thời, nhóm phân tích cho rằng việc giá xăng tăng cao gần đây có thể thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất mía đường tại Brazil và Ấn Độ sẽ tiếp tục ưu tiên sản xuất ethanol thay vì đường.

VNDirect dự báo giá đường Việt Nam sẽ diễn biến theo xu hướng của giá đường thế giới. Tuy nhiên đường Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh từ đường nhập lậu nên giá đường trong nước có thể chỉ tăng nhẹ 4,2% so với cùng trong 6 tháng đầu năm 2023 lên 18.500 đồng/kg.

VNDirect cho rằng các công ty chủ yếu sử dụng nguyên liệu mía trong nước như SLS và LSS sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ xu hướng tăng giá đường. Trong khi, với các doanh nghiệp nhập khẩu đường thô để sản xuất đường RE như QNS hay SBT, giá bán đường cao trong năm 2023 sẽ bù đắp phần nào cho giá đường thô nhập khẩu tăng.

Kết quả kinh doanh cải thiện trong quý đầu năm

Như đã đề cập ở trên, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành mía đường phụ thuộc rất nhiều vào sự lên xuống của giá đường. Trong những tháng đầu năm khi giá đường vào xu hướng tăng, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành đường đã có sự cải thiện rõ rệt.

Trong báo cáo tài chính vừa công bố, SLS cho biết, trong quý 3 niên độ 2022-2023 (từ 1/1/2023-31/3/2-2023) doanh thu của công ty tăng gần 28% so với cùng kỳ, đạt 411 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn chỉ tăng gần 18%, nhờ đó công ty lãi gộp 112 tỷ đồng, tăng gần 65% so với cùng kỳ. Trừ đi các chi phí, công ty lãi sau thuế 109 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.

Lũy kế 3 quý đầu niên độ, SLS ghi nhận doanh thu hơn 1.126 tỷ đồng và 298 tỷ đồng, lần lượt tăng 73% và 138% so với cùng kỳ niên độ trước.

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hồi tháng 9/2022, SLS đã thông qua kế hoạch kinh doanh niên độ 2022-2023 với chỉ tiêu doanh thu đạt xấp xỉ 1.111 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ ở mức hơn 75 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 quý đầu niên độ, công ty đã cán đích doanh thu và vượt xa mục tiêu lợi nhuận năm.

Còn với QNS, theo báo cáo cập nhật của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong 3 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của công ty đạt 2.208 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 358 tỷ đồng, tăng hơn 72%. Với kết quả này, QNS đã thực hiện được 26,3% kế hoạch doanh thu và gần 30% chỉ tiêu lợi nhuận.

Theo QNS, nguyên nhân có được kết quả trên nhờ sản lượng mía đạt kỷ lục trong niên vụ 2022 - 2023 thể hiện sự vượt trội ở năng suất mía so với năm trước (gần 69,5 tấn/ha so với cùng kỳ 63,5 tấn/ha) và trữ lượng đường/tấn mía cao hơn. Điều này giúp QNS hạ giá thành sản xuất đối với đường xuống mức rất thấp dù chi phí thu mua mía vẫn tiếp tục xu hướng tăng (tăng khoảng 11%).

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE