Một loạt lãnh đạo doanh nghiệp không mua hoặc "mua non" lượng cổ phiếu đăng ký

Lý do cho việc không mua cổ phiếu hoặc chỉ mua một phần số lượng cổ phiếu đã đăng ký theo các lãnh đạo doanh nghiệp là vì diễn biến thị trường không thuận lợi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong bối cảnh nhiều cổ phiếu đã hồi phục tương đối mạnh từ đáy giữa tháng 11, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã không thực hiện mua vào hoặc không mua hết số cổ phiếu đã đăng ký vì một số lý do nhưng lý do phổ biến nhất là diễn biến thị trường không thuận lợi.

Mới đây nhất, ông Doãn Tới, Tổng giám đốc CTCP Nam Việt (mã ANV) thông báo không mua cổ phiếu nào trong tổng số 2 triệu cổ phiếu đăng ký mua từ ngày 21/11 đến ngày 20/12 với lý do là do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Như vậy, sau giao dịch, ông Doãn Tới vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu vốn tại Nam Việt là 56,3%.

Trên thị trường, cổ phiếu ANV đã hồi phục khoảng 52% từ đáy hôm 15/11 lên mức 24.500 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 20/12). Tuy vậy, cổ phiếu này vẫn cách đỉnh hồi giữa tháng 6 năm nay hơn 60%.

Diễn biến giá cổ phiếu ANV một năm qua
Diễn biến giá cổ phiếu ANV một năm qua

Ông Võ Thành Đàng, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đường Quảng Ngãi (mã QNS) cũng thông báo không mua vào cổ phiếu nào trong 1 triệu cổ phiếu đã đăng ký mua từ ngày 17/11 đến ngày 14/12 với lý do điều kiện thị trường chưa phù hợp. Qua đó, tỷ lệ sở hữu của ông tại Đường Quảng Ngãi vẫn ở mức 7,15% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Võ Thành Đàng tiếp tục đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu QNS trong thời gian từ ngày 21/12/2022 đến ngày 18/1/2023, để nâng sở hữu lên 7,43% vốn điều lệ.

Đáng chú ý, từ đầu năm tới nay, ông Võ Thành Đàng đã 10 lần đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu QNS song có 5 lần không mua cổ phiếu nào và 5 lần mua vào một lượng nhỏ cổ phiếu so với đăng ký, tỷ lệ mua trung bình 5 lần mua vào là 40,2% tổng lượng đăng ký.

Mặc dù không có nhiều biến động trong vòng một tháng trở lại đây song so với mức đỉnh hồi cuối tháng 11 năm ngoái, cổ phiếu QNS đã giảm gần 34% từ 53.390 đồng về 35.400 đồng/cổ phiếu.

Với lý do diễn biến thị trường không thuận lợi, ông Trần Ngọc Diệu, Phó tổng giám đốc CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) thông báo đã mua vào 1 triệu cổ phiếu trong tổng đăng ký 2 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 50% để nâng sở hữu từ 0,16% lên 0,54% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 18/11 đến ngày 16/12.

Phó tổng giám đốc CTCP Thép Nam Kim không mua hết số cổ phiếu đăng ký mua trong bối cảnh cổ phiếu NKG đã tăng gần gấp đôi từ 7.400 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 15/11) lên 14.650 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 20/12), tuy nhiên mức giá hiện tại vẫn đang thấp hơn 67% so với giá vùng đỉnh hồi tháng 10 năm ngoái.

Cũng với lý do tương tự, bà Vũ Thị Bích Ngọc vợ ông Bùi Sĩ Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Camimex Group (mã CMX) chỉ mua vào 268.000 cổ phiếu trong tổng số 1 triệu cổ phiếu đăng ký mua từ ngày 18/11 đến ngày 16/12. Sau giao dịch bà Ngọc nâng nâng tỷ lệ sở hữu tại Camimex lên 3,82% vốn điều lệ.

Một trường hợp khác là ông Dương Thành Công, thành viên HĐQT của CTCP Đông Hải Bến Tre (mã DHC) cũng chỉ mua được 45.000 cổ phiếu trong tổng đăng ký 500.000 cổ phiếu trong thời gian từ 16/11 đến 15/12 do thị trường không thuận lợi.

Diễn biến giá cổ phiếu DHC một năm qua
Diễn biến giá cổ phiếu DHC một năm qua

Ngoài ra, ông Lê Bá Hùng, con ông Lê Bá Phương, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc DHC thông báo chỉ mua vào 104.000 cổ phiếu trong 2 triệu cổ phiếu đăng ký mua từ ngày 15/11 đến ngày 14/12. Lý do ông Hùng không mua hết lượng đăng ký do chưa thu xếp được tài chính cá nhân.

Cùng khoảng thời gian trên, ông Nguyễn Quốc Bình, Thành viên ban kiểm soát DHC chỉ mua 80.000 cổ phiếu trong 95.000 cổ phiếu đăng ký mua, trong khi bà Ngô Thị Thu Hòe, mẹ ông Bình mua 85.000 cổ phiếu trong tổng số 100.000 cổ phiếu đăng ký mua. Lý do được cả hai đưa ra là do thị trường không thuận lợi.

Thực tế, trong hơn một tháng qua, cổ phiếu DHC đã tăng 22% nhưng vẫn cách đỉnh hồi đầu tháng 11 năm ngoái hơn 58%.

Ngoài lý do thị trường không thuận lợi, còn một số lý do khác khiến lãnh đạo các doanh nghiệp không mua hết số cổ phiếu đăng ký. Như ông Trần Quang Tiến, thành viên HĐQT CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH) chỉ mua vào 163.000 cổ phiếu trong tổng đăng ký 500.000 cổ phiếu, nâng sở hữu từ 1,02% lên 1,25% vốn điều lệ do giá cổ phiếu không đạt kỳ vọng. Giao dịch được thực hiện từ ngày 18/11 đến ngày 16/12.

Hay bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, vợ ông Đoàn Văn Thuận, Chủ tịch HĐQT CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC) đã mua vào 34.400 cổ phiếu trong số 100.000 cổ phiếu đăng ký trong thời gian từ ngày 11/11 đến ngày 9/12 vì giá cổ phiếu không đạt kỳ vọng.

Còn ông Robert Alan Willett, thành viên HĐQT của CTCP Đầu tư Thế giới di động (mã MWG) chỉ mua vào 22.000 trong số 100.000 cổ phiếu đăng ký mua vì lý do thay đổi kế hoạch tài chính cá nhân.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE