Mã IBC giảm sàn 24 phiên, Shark Thủy và Egroup bị bán giải chấp gần 1 triệu cổ phiếu

Cổ phiếu IBC đã có 24 phiên giảm sàn liên tiếp về mức giá 2.790 đồng/cổ phiếu - chưa bằng cốc trà đá - với thanh khoản nhiều phiên chỉ vài chục nghìn đơn vị.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

CTCP Apax Holdings (mã IBC) vừa công bố báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu IBC của ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch hội đồng quản trị (Shark Thủy) và công ty mẹ là CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup.

Theo đó, ông Nguyễn Ngọc Thủy bị CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) bán giải chấp 113,8 nghìn cổ phiếu IBC trong ba phiên 20/12, 21/12, 22/12. Sau giao dịch số lượng cổ phiếu IBC ông Thủy sở hữu giảm từ 6,69 triệu đơn vị xuống còn 6,58 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu giảm từ 8,05% xuống 7,913%. Giao dịch được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận hoặc khớp lệnh liên tục.

Trước đó, trong phiên 19/12, BVSC đã bán giải chấp 71,9 nghìn cổ phiếu IBC của Egroup - công ty mẹ của Apax Holdings. Tương tự, CTCP Chứng khoán Mirea Asset đã bán giải chấp 716,8 nghìn cổ phiếu IBC trong 4 phiên 16, 19, 20 và 21/12. Các giao dịch này được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận hoặc khớp lệnh liên tục.

Sau các giao dịch số lượng sở hữu của Egroup tại Apax Holdings đã giảm từ 49,69 triệu cổ phần, tương đương 59,76% xuống còn 48,9 triệu cổ phần, tương đương 48,9% vốn điều lệ của IBC.

Cổ phiếu IBC bị bán giải chấp trong bối cảnh thị giá lao dốc liên tục trong hơn một tháng qua. Tính cả phiên 26/12, mã này đã có 24 phiên giảm sàn liên tiếp về 2.790 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 85% kể từ đầu tháng 11.

Diễn biến này khiến Apax Holdings đã phải 4 lần có công văn giải trình việc cổ phiếu IBC giảm sàn 5 phiên liên tiếp. Trong lần giải trình gần đây nhất, Apax Holdings giải thích nguyên nhân giá cổ phiếu giảm mạnh đến từ việc nhà đầu tư có vay ký quỹ/thế chấp bị bán chủ động/bán giải chấp từ các công ty chứng khoán để nhanh chóng thu hồi vốn và hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra.

Ở các lần giải trình trước đó, công ty cho biết nguyên nhân khiến giá cổ phiếu IBC giảm sàn liên tiếp là do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế. Đồng thời, do nhà đầu tư cổ phiếu IBC bị các công ty chứng khoán bán giải chấp.

Thị giá cổ phiếu IBC đã giảm 85% kể từ đầu tháng 11
Thị giá cổ phiếu IBC đã giảm 85% kể từ đầu tháng 11

Cổ phiếu IBC bắt đầu chuỗi giảm sàn liên tiếp từ phiên 23/11, khi có thông tin Apax Holdings bị Cục thuế Thành phố Hà Nội ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Apax Holdings với tổng số tiền hơn 5,6 tỷ đồng. Đồng thời, các công ty thuộc sở hữu và liên quan đến ông Nguyễn Ngọc Thủy cũng dính lùm xùm khi xuất hiện trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội tại Hà Nội trong tháng 11 với số tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

Ngày 12/12, Apax Holdings đã có văn bản giải trình gửi Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM về các thông tin báo chí nêu. Theo đó, Apax Holdings đã có công văn gửi HoSE giải trình về các thông tin không mấy tích cực. Trong đó, về một số thông tin cho biết ông Nguyễn Ngọc Thủy đã hoàn tất thủ tục sang định cư tại châu Âu, Apax English khẳng định là không chính xác và hiện ông vẫn ở Việt Nam để khắc phục tình hình kinh doanh của công ty.

Về những bức xúc và phản ánh của các nhà đầu tư đã tham gia góp vốn vào hệ thống của Egroup, ông Nguyễn Ngọc Thủy cho biết “trước đây, chúng tôi có kế hoạch sẽ niêm yết Egroup lên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, sau đó do điều kiện chưa phù hợp, chúng tôi có bán cổ phần để huy động vốn từ các nhà đầu tư. Chúng tôi có cam kết sẽ định giá và mua lại khoản đầu tư đó hàng năm. Trước dịch chúng tôi đã làm rất tốt việc này. Tuy nhiên khi dịch xảy ra, chúng tôi gặp phải vấn đề đứt gãy về dòng tiền nên hiện tại chưa thực hiện được cam kết với nhà đầu tư".

Còn về tình trạng nợ lương nhiều tháng với nhân viên, Chủ tịch Apax English cho biết không hề có ý định cắt giảm % lương nhân viên, nhưng sau đó hoàn toàn bị động. Ban đầu công ty cứ bị siết dần và đến lúc thực sự không chi trả được các khoản chi phí, đặc biệt là chạm tới vần đề tiền lương, đến cuộc sống của cán bộ công nhân viên. Công ty đang nỗ lực để sớm vượt qua khủng hoảng, khó khăn và sẽ hoàn trả tất cả những khoản thu nhập và lương cho nhân viên.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Chat với BizLIVE