Lượng tiền mặt hơn 2.000 tỷ USD, nhà đầu tư Nhật muốn M&A 5 lĩnh vực tại Việt Nam

Chuyên gia từ Nhật đánh giá, Việt Nam là điểm đến M&A hấp dẫn với nhà đầu tư Nhật, với 5 lĩnh vực được chú ý, và họ đặc biệt yêu thích các startup...

Đề cập tới biến động các nền kinh tế lớn sẽ ảnh hưởng đến M&A ở các thị trường lớn như EU, Mỹ… cũng như Việt Nam, ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam chia sẻ, các nhà đầu tư Nhật Bản không cảm nhận rõ ràng về tác động từ kinh tế vĩ mô đến Nhật Bản và thế giới.

Với thị trường tài chính, giảm giá đồng Yên là điều rõ ràng, đã diễn ra từ đầu năm do chính sách quản lý tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) Nhật Bản. Nhưng chính sách, thay đổi chính sách giữa NHTW Nhật và quỹ dự trữ quốc gia có sự khác nhau. Quỹ dự trữ có tăng nhanh về lãi suất trong khi NHTW muốn giữ nguyên chính sách, lãi không thay đổi, chính sách nới lỏng tiền tệ trong ngắn hạn vẫn duy trì. Tác động sẽ nhìn thấy trong quý 1/2023.

Các giao dịch quốc tế được tính bằng USD, sự giảm giá đồng Yên có tác động tiêu cực trong ngắn hạn với nhà đầu tư Nhật. Nhưng, lãi suất và tiền Yên thấp đi lại có tác động tích cực với nhà đầu tư Nhật ở khía cạnh khác.

Chia sẻ tại diễn đàn M&A ngày 23/11, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam cho biết, có 4 yếu tố cần lưu ý về nhà đầu tư Nhật Bản hiện nay: Một là, các công ty Nhật tích lũy được nhiều ngoại tệ, bù trừ cho sự mất giá của đồng Yên. Hai là, các công ty Nhật cũng nhận ra họ đã bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư trong giai đoạn COVID, mất mát về thời gian cơ hội vì trong giai đoạn COVID dừng việc tìm kiếm cơ hội M&A ở nước ngoài. Ba là, ở Nhật, nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn rẻ. Và yếu tố nữa, lượng tiền gửi, tiền mặt của các nhà đầu tư Nhật lên tới 2.200 tỷ USD tích lũy qua 20 năm, trong khi lợi tức đầu tư trong nước thấp.

Quảng cáo

Ông Masataka Sam Yoshida đánh giá, Việt Nam là điểm hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản vì đang trong thời kỳ dân số trẻ. Độ tuổi trung bình Nhật Bản và Việt Nam chênh nhau 17 tuổi, tầng lớp trung lưu Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt Việt Nam là quốc gia có GDP tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.

“Điều này khiến các công ty Nhật Bản nhìn về điểm tích cực, xác định đầu tư, tin tưởng tương lai. Khi các nhà đầu tư thoái vốn khỏi Việt Nam, thì nhà đầu tư Nhật Bản sẽ bước vào, nhưng vẫn còn những theo dõi, nghiên cứu thêm thị trường, tìm kiếm lại các cơ hội. Thường các dự án nghiên cứu thị trường chuẩn bị cho đầu tư phải mất 6 tháng. Tôi cho rằng sau Tết có nhiều nhà đầu tư Nhật tìm đến Việt Nam”, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam dự tính.

Vị này chia sẻ thêm, với việc bay giữa Nhật Bản và Việt Nam thường xuyên, ông thấy các doanh nghiệp Nhật Bản đã quay trở lại Việt Nam nhiều hơn. Cụ thể, sau tháng 6, ông có sang Việt Nam và thấy gia tăng số lượng doanh nhân từ Nhật Bản vào Việt Nam, có nghĩa số lượng các doanh nghiệp đang tăng lên.

Theo các con số thống kê, đã có 60 giao dịch M&A giữa các nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam trong khoảng hai năm gần đây. Việt Nam vẫn là thị trường có nhiều thương vụ M&A với Nhật Bản nhất.

Nhận định về lĩnh vực nào hấp dẫn các công ty Nhật Bản, theo Tổng giám đốc RECOF Việt Nam, lĩnh vực thương mại, IT, công nghệ số và bất động sản đã là lĩnh vực các nhà đầu tư Nhật quan tâm. Nhưng trong những năm tới, có 5 ngành hấp dẫn nhà đầu tư Nhật.

“Một là thực phẩm, chế biến thực phẩm. Hai là công nghệ thông tin, công nghệ số đang bùng nổ. Ba là ngành bán lẻ. Bốn là năng lượng. Năm là tài chính tiêu dùng. Đặc biệt, các nhà đầu tư Nhật quan tâm tới các startup trong bất kỳ ngành nào”, chuyên gia này nêu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?

Tại Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản (BĐS) tăng mạnh trong năm 2024, bất động sản công nghiệp và hậu cần duy trì triển vọng tích cực. Nhu cầu về nhà xưởng và nhà kho xây sẵn tăng nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử và dòng vốn FDI.

Tân Hoàng Minh đề xuất xây khu du lịch nghỉ dưỡng rộng 1.655ha ở Quảng Bình

Đề xuất được Công ty TNHH thương mại dịch vụ và khách sạn Tân Hoàng Minh đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình khi đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh chiều ngày 15/1/2025.

Triển vọng sáng của Nhà ở xã hội trong năm 2025 Giá chung cư mới ở Hà Nội cao gấp 3 - 5 lần so với thu nhập của người dân, thiết lập mức tăng kỷ lục trong vòng 8 năm

Triển vọng sáng của Nhà ở xã hội trong năm 2025

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp việc các địa phương ráo riết vào cuộc cũng như sự “mở cửa” của hàng loạt chính sách mới hứa hẹn sẽ mở ra nhiều triển vọng tích cực cho thị trường nhà ở xã hội trong năm 2025.

Long An tìm nhà đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 7.640 tỷ đồng ở Đức Hòa Dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33/NQ-CP không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm của ngân hàng

Hà Nội cho phép gia hạn sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

Ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ngày 14/1 đã ký ban hành Quyết định số 241/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam điều chỉnh tên người sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng 68.382,9 m2 (hơn 6,8 ha) đất tại 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình để thực hiện dự án Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa.

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Bộ trưởng Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ bất động sản, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế...

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM Thủ tướng chỉ đạo “nóng” xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Thủ tướng chỉ đạo “nóng” xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Trong công điện số 03/CĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.

Giá vàng thế giới quay đầu giảm, mất ngưỡng cao nhất gần 3 tuần Một quận nội thành của Hà Nội được duyệt đấu giá 11 lô “đất vàng” trong năm 2025

Nhà đầu tư “tỉnh giấc” sau các cơn sốt đất đấu giá ở Hà Nội

Sau các đợt đấu giá đất năm 2024 tại một số quận huyện ngoại thành Hà Nội, sức hút hiện đang giảm nhiệt và nhiều nhà đầu tư “ôm” đất đấu giá đang muốn thoát hàng để thu tiền về.

Hà Nội: Sẽ đấu giá 5 thửa đất tại quận Hai Bà Trưng vào tháng 1/2025, giá khởi điểm cao nhất gần 15 tỷ đồng Giá vàng thế giới quay đầu giảm, mất ngưỡng cao nhất gần 3 tuần

Hà Nội sớm khởi công 3 "siêu cầu" vượt sông Hồng: Một tỉnh phía Bắc sắp hưởng lợi

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thời gian tới, Hà Nội sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi. Nếu hoàn thành xong những cây cầu này sẽ tạo ra không gian rất lớn để phát triển Hà

Thông xe cầu vượt chữ C dài hơn 300m ở Hà Nội Cầu vượt trăm tỷ hình chữ C ở Hà Nội chốt ngày khánh thành

Dự báo bất ngờ về các phân khúc bất động sản trong năm 2025, đất nền liệu “đảo chiều” tăng giá mạnh trong chu kì mới?

Theo dự báo từ DKRA Consulting, năm 2025 được kỳ vọng là năm phục hồi của thị trường bất động sản, nguồn cung tăng ở hầu hết các phân khúc và khu vực nhờ động lực từ chính sách pháp lý và hạ tầng giao thông.

Đất nền rục rịch trở lại, nhà đầu tư phía Nam từng "đu đỉnh" nay đã thoát cảnh cắt lỗ? Bất ngờ diễn biến đất nền Hà Nội, giá chạm ngưỡng trung bình 70 triệu đồng/m2