Lợi nhuận cao chưa từng thấy của ngành năng lượng làm xấu đi triển vọng nhiên liệu sạch

Khi giá các sản phẩm năng lượng tăng quá cao, chính phủ và quản lý cấp cao của các doanh nghiệp năng lượng dường như quên mất mục tiêu chuyển dịch sang nguồn năng lượng thay thế.

Năm 2022, 6 doanh nghiệp dầu lớn nhất của phương Tây kiếm được nhiều tiền hơn bất kỳ năm nào trong lịch sử của ngành: hơn 200 tỷ USD, chủ yếu từ việc bơm dầu và bán loại nhiên liệu hóa thạch mà thế giới cần tránh sử dụng để ngăn khủng hoảng khí hậu.

Trong khoảng thời gian vừa qua, hàng loạt doanh nghiệp năng lượng lớn của thế giới như BP, Chevron, Equinor, Exxon Mobil, Shell và Total đã công bố kết quả kinh doanh gây ra nhiều tức giận và tranh cãi trên thị trường.

Đồng thời nó cũng khiến cho người ta hoài nghi về cam kết của các nhà lãnh đạo, chính trị gia và nhà đầu tư liên quan đến thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu nhằm giảm sự nóng lên toàn cầu thông qua giảm khí thải, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Sau nhiều năm gây áp lực buộc các doanh nghiệp năng lượng lớn của thế giới cắt giảm quy mô sản xuất, giới chức lãnh đạo nhiều nước từ Anh cho đến Đức hay Mỹ đều thay đổi kế hoạch trong năm ngoái khi mà giá dầu tăng lên, họ kêu gọi doanh nghiệp tăng cường sản lượng để có thể bù đắp cho việc sản lượng từ Nga giảm đi sau khi Nga leo thang căng thẳng với Ukraine.

Những doanh nghiệp này ở trong vị thế tốt để phản ứng lại chính là những doanh nghiệp được giới đầu tư đánh giá cao. Doanh nghiệp năng lượng hàng đầu nước Mỹ Exxon Mobil trước đó vốn bác bỏ những áp lực phi các bon hóa nhiều hơn bất kỳ doanh nghiệp năng lượng nào, đã tăng quy mô sản xuất trong năm 2022, cổ phiếu Exxon Mobile tăng hơn 50% trong năm, còn bản thân Exxon Mobil thu về kỷ lục 55,7 tỷ USD lợi nhuận.

Trong tuần này, BP, một doanh nghiệp từng đưa ra cam kết rất mạnh mẽ với quá trình dịch chuyển năng lượng, đã thông báo sẽ hãm bớt tốc độ sản xuất dầu và khí đốt, như vậy khí thải mà tập đoàn này thải ra sẽ giảm chậm hơn.

Quảng cáo

Việc quan điểm của chính phủ thay đổi chóng mặt không khỏi khiến cho các chuyên gia môi trường trở nên tức giận và kêu gọi nhiều hơn về việc cần áp dụng thuế thật cao. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ thị trường tài chính chấp thuận điều đó, cổ phiếu BP tăng hơn 10% trong vòng 48 tiếng lên mức cao nhất trong 3 năm rưỡi sau khi BP công bố kết quả kinh doanh và tuyên bố về định hướng chính sách.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây hiện vẫn đang giữ những cam kết với quá trình dịch chuyển năng lượng. EU đã đẩy nhanh kế hoạch triển khai các dự án năng lượng tái tạo và hydrogen khắp khu vực như một cách để tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch từ Nga. Còn tại Đại Tây Dương, chương trình mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra cũng đang đặt mục tiêu tăng cường các hoạt động đầu tư xanh.

Nhu cầu hydrogen tăng vọt, việc các doanh nghiệp thu được lợi nhuận “khủng” từ đây cũng như nhìn vào cách phản ứng của thị trường tài chính với kết quả của các doanh nghiệp, người ta không khỏi hoài nghi về khả năng liệu quá trình phi các bon hóa có chấm dứt.

Giám đốc nghiên cứu tại cơ quan nghiên cứu Anh Common Wealth, ông Adrienne Buller, khẳng định: “Từ xưa đến nay đã luôn chỉ có một cách để thế giới thoát khỏi việc sử dụng dầu và khí đốt chính là không nên kỳ vọng những doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ ngành này dẫn dắt về lợi nhuân. Nhóm các doanh nghiệp chắc chắn sẽ cố gắng để tối ưu hóa lợi nhuận cho cổ đông và thực tế họ đang làm đúng như vậy”.

Năm 2020, khi mà CEO của BP – ông Bernard Looney công bố kế hoạch cải tổ doanh nghiệp năng lượng này của ông, phong trào hoạt động vì môi trường, xã hội và quản trị đang ngày một sôi động hơn, nó trở thành đề tài được các chuyên gia quản lý tài sản và tài chính quan tâm nhiều nhất.

Đáp lại, ban điều hành người Ireland mới lên nắm quyền đã cam kết giảm lượng khí thải các bon thông qua việc cắt giảm sản lượng dầu và khí đốt ước tính khoảng 40% và đồng thời sản xuất ước tính khoảng 50GW năng lượng tái sinh trước năm 2030.

Kế hoạch nói trên mà BP đưa ra tham vọng nhất trong ngành bởi chưa có doanh nghiệp dầu vá khí đốt nào đưa ra kế hoạch rõ ràng để giảm sản lượng, đồng thời nó cũng dường như không có chút thực tế nào khi mà giá dầu thô sụt giảm sâu trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

BP giờ đây đã rút đi một phần kế hoạch. So với ngưỡng của năm 2019, sản lượng dầu và khí đốt của doanh nghiệp sẽ chỉ giảm chỉ 25% vào năm 2030, vì vậy khí thải sẽ giảm chậm hơn. “Chính phủ và các tổ chức xã hội trên khắp thế giới đang kêu gọi các doanh nghiệp giống như chúng tôi đầu tư nhiều hơn vào hệ thống năng lượng”, ông Looney nói với FT sau khi công bố ước tính 22,7 tỷ USD lợi nhuận.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Nóng: Trung Quốc tuyên bố áp thuế 34% với toàn bộ hàng hoá của Mỹ từ ngày 10/4

Reuters đưa tin, Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ áp thuế quan và bổ sung thêm quy định hạn chế đối với hàng hoá của Mỹ, nhằm đáp trả việc Washington tăng thuế với nước này.

Nike, Adias, Puma rơi vào khó khăn do mức thuế quan cao mới của Mỹ Sếp Pyn Elite Fund: "Việc Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam dường như rất bất công"

Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/4). Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2%, vượt mốc 2.330 điểm - mứ

Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Một loạt quan chức Mỹ đề xuất áp thuế 500% với các quốc gia mua dầu và khí đốt của Nga

50 Thượng nghị sĩ Mỹ đã chuẩn bị một kế hoạch áp thuế 500% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia mua dầu, khí đốt và uranium của Nga, nếu Moscow từ chối tham gia đàm phán một cách thiện chí để đạt được hoà bình lâu dài với Ukraine.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Ông Trump áp thuế 25% với toàn bộ xe hơi nhập khẩu vào Mỹ, Elon Musk là người hưởng lợi nhiều nhất?

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế

Fed vẫn thận trọng điều hành lãi suất trong bối cảnh thuế quan mới

Trong bối cảnh các thông báo thuế quan mới dự kiến được đưa ra vào tuần tới, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ lập trường thận trọng về lãi suất.

Giá vàng tiếp tục "thăng hoa" nhờ tín hiệu hạ lãi suất từ Fed Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau tín hiệu từ Fed