Liên kết vùng là "chìa khóa" để mô hình doanh nghiệp - hợp tác xã phát triển bền vững

Các hợp tác xã cần tăng cường liên kết từ nội bộ vùng; hình thành và nâng cấp hệ thống cụm liên kết các ngành công - nông nghiệp chuyên môn hóa, các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của từng địa phương...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đây là nhận định, khuyến nghị được các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra tại Diễn đàn "Đẩy mạnh liên kết vùng – tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã" do Tạp chí Kinh Doanh phối hợp tổ chức ngày 26/1.

Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) hiện nay đang thu hút khoảng 7 triệu thành viên. Các HTX hiện đã thu hút được 3,28 triệu hộ nông dân (chiếm khoảng 38% tổng số hộ nông dân cả nước). Trên địa bàn cả nước đã tổ chức được trên 1.600 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, trong số các chuỗi nêu trên có sự tham gia của trên 300 công ty, 150 HTX.

Theo các chuyên gia, trước bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trong nước và trên thế giới còn nhiều biến động thì vấn đề liên kết vùng và kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, HTX đang ngày càng trở nên cấp bách. Nhất là sau tác động của đại dịch COVID-19 trong hơn 2 năm qua đã bộc lộ thêm nhiều bất cập trong việc liên kết vùng; đòi hỏi phải sớm có câu trả lời thỏa đáng về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, chuỗi giá trị sản phẩm...

Thống kê cho thấy, tỷ lệ nông sản chủ lực tiêu thụ thông qua liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản đã tăng từ 10% năm 2017 (trước khi triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp) lên hơn 30% hiện nay. Trong đó, tỷ lệ HTX nông nghiệp thực hiện liên kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân đạt 37% (tăng 25%).

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, hiện vai trò của các bên tham gia hợp tác, liên kết trong chuỗi giá trị nông sản còn nhiều hạn chế. Cụ thể là còn tới gần 70% HTX nông nghiệp chưa tham gia tiêu thụ nông sản, chưa làm được vai trò cầu nối nông dân với doanh nghiệp, một số HTX có tham gia nhưng cũng ở mức độ, quy mô rất nhỏ.

Không những vậy, sự hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa bền vững, chủ yếu vẫn là thỏa thuận mua bán, tổ chức các vùng nguyên liệu đạt chuẩn về chất lượng, sản xuất theo hợp đồng gắn với thị trường tiêu thụ diễn ra chậm. Việc tiêu thụ sản phẩm còn qua nhiều trung gian, dẫn tới hiệu quả kinh tế không cao.

Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hình thành cụm liên kết ngành

Nêu ý kiến tại diễn đàn, các nhà quản lý, chuyên gia đã đưa ra một số đánh giá, nhận định về thực tiễn liên kết vùng trong phát triển kinh tế. Qua đó, cùng nhau thảo luận phương hướng “Liên kết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, HTX” nhằm hỗ trợ, giải đáp những vướng mắc cho doanh nghiệp, HTX về tác động của mối liên kết vùng.

Trong đó, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh quan điểm cần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hình thành cụm liên kết ngành và tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.

Theo bà Minh, nhiều quốc gia trên thế giới đã hình thành các cụm liên kết ngành để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Còn tại Việt Nam, thời gian qua cũng đã có nhiều nỗ lực hình thành, phát triển cụm liên kết ngành.

Trong đó, các hình thái ban đầu của cụm liên kết ngành đã được thể hiện tại một số khu công nghiệp, khu kinh tế như: Cụm dệt may ở khu vực TP.HCM (Cụm vệ tinh trong chuỗi giá trị toàn cầu), Khu phức hợp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải tại Khu kinh tế mở Chu Lai , hay các tổ hợp sản xuất của doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, LG, các doanh nghiệp FDI lớn của Nhật Bản (tại KCN Bắc Thăng Long),…

Từ hình thái ban đầu này, trong thời gian tới, bà Minh nhấn mạnh cần hình thành và nâng cấp hệ thống cụm liên kết các ngành công - nông nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm.

liên kết vùng
Toàn cảnh Diễn đàn "Đẩy mạnh liên kết vùng – tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã" - Ảnh: Tuấn Việt

Chia sẻ nghiên cứu của CIEM mới đây, TS. Trần Thị Hồng Minh cho biết, Viện đã khảo sát kinh nghiệm xây dựng các cụm liên kết ngành ô tô của Thái Lan, cụm liên kết ngành nho Maharashtra và cụm liên kết ngành ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ.

Qua khảo sát này, CIEM đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về tầm quan trọng trong việc hình thành cụm liên kết ngành. Trước hết, đó là Chính phủ chú trọng và khuyến khích việc xây dựng và thực thi các chính sách “từ dưới lên”, với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và các bên liên quan tại địa phương.

Kế đến là sự kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa cách tiếp cận “từ trên xuống” và “từ dưới lên” trong quá trình ban hành và thực thi các chính sách nhằm cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng hình thành các cụm liên kết ngành.

Với hệ thống Liên minh các HTX, bà Minh khuyến nghị, các HTX cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị, tổ chức sản xuất, thương mại, gắn với quá trình gia tăng hợp tác, liên kết với các chủ thể khác trong các cụm liên kết ngành. Trong đó, quá trình thực hiện cần đi vào thực chất, hướng tới hiệu quả và lợi ích cho tất cả các bên. Đồng thời các doanh nghiệp, HTX cũng cần tìm hiểu, tham gia, triển khai và làm chủ các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với năng lực và yêu cầu của ngành, địa phương mình và của đất nước.

Cũng trong phần trình bày, Viện trưởng CIEM không ít lần tái khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường liên kết vùng và tích hợp kết nối chuỗi giá trị của các ngành công - nông nghiệp vào quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch phát triển địa phương, vùng và quốc gia; từ đó tạo thuận lợi cho sự chuyên môn hóa địa phương và hợp tác liên vùng trên cả nước.

Cụ thể là đẩy mạnh cơ cấu lại các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng bền vững, sinh thái gắn với hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp có tính đến lợi thế so sánh của từng địa bàn, vùng.

Bà Minh cho rằng, làm được điều này sẽ góp phần tăng cường, hỗ trợ và kết nối các chuỗi cung ứng trong nước để thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu một cách hiệu quả hơn.

liên kết vùng
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM tại Diễn đàn "Đẩy mạnh liên kết vùng – tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã".

Cần "nhạc trưởng" tạo đột phá về thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng

Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, liên kết vùng đối với doanh nghiệp và HTX cũng cần có “nhạc trưởng” để tái phân công và phối hợp trên quy mô vùng, cả đột phá về thể chế, đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế; trong đó, có kinh tế hợp tác, HTX.

Và khi làm được điều này mới có thể tạo ra sức hấp dẫn, thu hút nguồn vốn mới đầu tư phát triển kinh tế tập thể.

Cũng theo ông Thịnh, trách nhiệm của “nhạc trưởng” trong liên kết vùng là cần làm sao gia tăng được sợi dây liên kết để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và HTX. Nhất là phải kết nối hiệu quả các sản phẩm vùng miền tới gần với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, ông Thịnh nhận định, để đưa nông dân vào guồng máy sản xuất lớn trong nền nông nghiệp hiện đại cùng với sự liên kết của doanh nghiệp và HTX thì phải giải quyết được bài toán tích tụ ruộng đất.

Ngoài ra, cần thắt chặt liên kết “bốn nhà” (trong đó có mô hình liên kết HTX) - chính là nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc, phát huy lợi thế từng địa phương, vùng miền.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngành nông thời gian qua đã đón nhiều tin vui khi một số loại trái cây như bưởi, sầu riêng, chanh leo được xuất khẩu chính ngạch sang một số thị trường.

Tuy nhiên, tín hiệu vui đó cũng không làm thay đổi bản chất là ngành nông nghiệp hiện vẫn đang gặp nhiều rào cản trong xây dựng vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc và hạ tầng kỹ thuật trong chế biến.

liên kết vùng
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản tại Diễn đàn "Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã" - Ảnh: Hoàng Anh

Theo ông Toàn, để duy trì và nâng cao kết quả xuất khẩu nông sản, việc xây dựng vùng nguyên liệu cần gắn với quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là khâu quan trọng.

Trong đó, vùng nguyên liệu phải theo nhu cầu thị trường, các điều kiện lợi thế tự nhiên để hình thành phát triển các vùng sản xuất hàng hóa lớn cần được ứng dụng khoa học tiên tiến, công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển tuần hoàn…

Đồng thời, việc xây dựng vùng nguyên liệu nông sản cũng phải gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức lại sản xuất và đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Ông Toàn nhận định, việc xây dựng các vùng nguyên liệu chuyên canh sẽ giúp các vùng có định hướng riêng, không phát triển chồng lấn, cạnh tranh nội vùng. Còn nếu không sớm thay đổi, chúng ta có thể "tụt hậu ngay trong dư địa của mình".

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE