Liên danh VIETUR phải trải qua “bài test” nào để chính thức trúng thầu thi công gói 35.000 tỷ đồng sân bay Long Thành?

Là đơn vị duy nhất vượt qua vòng mở hồ sơ kỹ thuật, VIETUR sẽ phải vượt qua vòng mở hồ sơ tài chính và vòng thương thảo để chính thức là nhà thầu thi công gói 35.000 tỷ đồng dự án sân bay Long Thành.

Ngày 1/8, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) công bố nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thi công gói thầu 5.10 "Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách" của dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Theo đó, đơn vị trúng thầu là liên danh VIETUR do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ISTAS thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu.

Liên danh Vietur bao gồm 10 thành viên: Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ISTAS, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Ricons, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Newtecons, Công ty CP Đầu tư Xây dựng SOL E&C, Tổng Công ty Xây dựng Số 1, Công ty CP Kết cấu Thép ATAD, Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC), Công ty CP Hawee Cơ điện, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.

Phía ACV đề nghị đại diện có thẩm quyền của Liên danh VIETUR đến tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính vào ngày 4/8 tới tại trụ sở của ACV ở TP. Hồ Chí Minh.

Ngay sau thông báo được ACV phát đi, xuất hiện nhiều thông tin khác nhau liên quan tới việc trúng thầu gói 5.10. Trong đó, câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là: Liệu liên danh VIETUR đã phải là đơn vị trúng thầu thi công gói thầu giá trị hơn 35.000 tỷ đồng dự án sân bay Long Thành hay chưa?.

Được biết, tham dự gói thầu sân bay Long Thành có 3 liên danh. Ngoài liên danh VIETUR còn có liên danh Hoa Lư do 7 nhà thầu trong nước kết hợp với một nhà thầu Thái Lan. Các thành viên trong liên danh là Coteccons, Unicons, Thành An, Delta, Central, An Phong, Hòa Bình và một nhà thầu của Thái Lan là Powerline Engineering Public. Trong đó, Coteccons đứng đầu liên danh.

Một liên danh khác do China Harbour Engineering Company (CHEC) đứng đầu, cùng với một công ty khác cũng đến từ Trung Quốc là Beijing Construction (BCEG).

Theo tìm hiểu, vòng mở hồ sơ về kỹ thuật thực hiện ngày 12/6 cho cả 3 nhà thầu nói trên. Sau khi chấm kỹ thuật, ngày hôm qua (ngày 1/8) công bố 1 liên danh VIETUR đạt. Và đây chỉ là bước đầu của quy trình “chấm điểm” nhà thầu.

Cụ thể, ông Nguyễn Bách Thắng, Phó phòng phụ trách Kế hoạch Văn phòng, Ban quản lý Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành cho biết, hiện vẫn chưa có thông báo chính thức từ ACV về việc nhà thầu nào trúng thầu thi công gói 5.10 của dự án sân bay.

Vị này thông tin, về nguyên tắc, các đơn vị tham gia đấu thầu qua được vòng hồ sơ kỹ thuật sẽ tham gia vòng mở hồ sơ tài chính. Sau đó, chủ đầu tư xếp hạng nhà thầu, dựa vào việc tính tổng hợp điểm kỹ thuật và tài chính. Dựa vào bảng xếp hạng, ACV sẽ mời đơn vị đứng đầu bảng xếp hạng vào vòng thương thảo. Nếu thành công thì chủ đầu tư công bố kết quả trúng thầu, nếu không thành công thì mời đơn vị xếp thứ 2 vào thương thảo tiếp.

“Trường hợp đấu thầu lần này đặc thù là chỉ có VIETUR vượt qua vòng kỹ thuật nên sẽ mời liên danh này vào vòng mở hồ sơ tài chính. Nếu liên danh này vượt qua vòng tài chính sẽ vào vòng thương thảo. Nếu thương thảo thành công mới được chính thức trúng thầu. Nôm na có 3 bước gồm: Vòng kỹ thuật, vòng tài chính và vòng thương thảo”, phía Ban quản lý dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành cho biết.

Như vậy, điều chắc chắn hiện nay là VIETUR đã vượt qua được vòng 1. Đơn vị này cần thuyết phục được chủ đầu tư ở vòng hồ sơ tài chính (diễn ra sáng thứ Sáu ngày 4/8 tại trụ sở ACV ở TP. Hồ Chí Minh) và sau cùng là vòng thương thảo.

Được biết, ACV dự kiến khởi công gói thầu 5.10 ngay trong tháng 8 này. Như vậy, ngay sau khi kết thúc vòng mở hồ sơ tài chính, vòng thương thảo sẽ được tiến hành rốt ráo để kịp kế hoạch khởi công dự án.

Sức khỏe tài chính liên danh VIETUR?

Trong số 10 thành viên của liên danh VIETUR, chỉ có duy nhất Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ISTAS là đơn vị nước ngoài, 9 đơn vị còn lại đều là doanh nghiệp trong nước, trong đó có 3 đơn vị trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương, cựu Chủ tịch Coteccons gồm Newtecons, Ricons và SOL E&C.

Các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của ông Dương hiện chưa niêm yết cổ phiếu. Năm 2022, Newtecons, Ricons, SOL E&C cùng với BM Windows, Boho Décor, DB đã tạo nên doanh thu hơn 1 tỷ USD cho hệ sinh thái. Trong đó, chỉ tính Newtecons và Ricons đã cán mốc doanh thu 10.000 tỷ đồng.

Quảng cáo

4 công ty trong liên danh VIETUR đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán gồm: Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (mã CC1), Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) và Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã PHC), Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (mã HAN).

Theo BCTC mới công bố, Vinaconex ghi nhận doanh thu thuần hơn 6.500 tỷ đồng, tăng trưởng 85%; lãi ròng gần 109 tỷ đồng, tương đương giảm 83% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối tháng 6/2023, tổng tài sản VCG đạt hơn 31.409 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền là hơn 1.200 tỷ đồng.

Với CC1, năm 2022, doanh thu thuần đạt 5.156 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 26% so với năm 2021. Lợi nhuận gộp đạt 338 tỷ đồng, tăng 102% so với năm trước. Tính đến cuối 2022, tổng tài sản hợp nhất của CC1 tăng từ 11.667 tỷ đồng lên 15.583 tỷ đồng, tăng gần 34%.

Với HAN, báo cáo tài chính 2022 của công ty ghi nhận doanh thu thuần 3.217 tỷ đồng, giá vốn bán hàng ở mức 2.968 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 248,6 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí liên quan, công ty báo lãi sau thuế 67,3 tỷ đồng.

Với Phục Hưng, lũy kế 6 tháng doanh nghiệp đạt doanh thu 737 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 2,98 tỷ đồng giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của PHC đạt 2.846 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn, chiếm 76,8% tổng tài sản với 2.187 tỷ đồng.

Hai đơn vị còn lại trong liên danh ít có thông tin với giới đầu tư là ATAD và Hawee Cơ điện.

Với ATAD, đây là doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp trọn gói gồm tư vấn, thiết kế, sản xuất và lắp dựng sản phẩm kết cấu thép. Loạt dự án hàng không được doanh nghiệp triển khai do ACV làm chủ đầu tư như Sân bay quốc tế Cam Ranh, Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay quốc tế Cát Bi, Sân bay quốc tế Phù Cát, Sân bay quốc tế Phú Quốc.

Giai đoạn 2016 - 2019, doanh thu của ATAD đều ghi nhận trên 1.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận trước thuế dao động từ 100 tỷ đến 400 tỷ đồng. Đến cuối 2019, tổng tài sản của doanh nghiệp vượt 2.000 tỷ đồng.

Với Hawee Cơ điện, đơn vị lọt Top 5 Nhà thầu Cơ điện Việt Nam uy tín năm 2022. Đây là lần thứ 4 doanh nghiệp về M&E lọt vào danh sách này.

Năm 2020 Hawee M&E ghi nhận mức doanh thu trên 2.500 tỷ đồng, doanh số ký năm 2021 của công ty cũng vượt kế hoạch đề ra, đạt 2.200 tỷ đồng.

Thông tin được chú ý khi VIETUR tham gia dự thầu dự án sân bay Long Thành là vai trò, quyền lực được chia đều cho các thành viên trong liên danh, không chỉ dồn vào vai đơn vị đứng đầu là IC Ictas hay nhóm của ông Nguyễn Bá Dương.

Cụ thể, IC Istats - đơn vị đứng đầu liên danh VIETUR có năng lực phát hành bảo lãnh dự thầu là 23%, tương đương 85,6 tỷ đồng của khoản bảo lãnh dự thầu bắt buộc 370 tỷ đồng và được bảo lãnh bởi VietinBank.

Khoản bảo lãnh còn lại 77% được chia ra cho 9 thành viên còn lại trong liên danh. Trong đó, VietinBank bảo lãnh cho Ricons (48,7 tỷ đồng), Newtecons (37,4 tỷ đồng), SOL E&C (22,8 tỷ đồng), CC1 (25,9 tỷ đồng), ATAD (65,8 tỷ đồng), Hawee Cơ điện ( 10,7 tỷ đồng). Còn BIDV sẽ bảo lãnh cho Vinaconex (40,7 tỷ đồng), PHC (15,5 tỷ đồng), HAN (16,6 tỷ đồng).

du-bao-ln-9255.png

Lợi nhuận ròng ước tính là 525 tỷ đồng mà một nhà thầu thu được từ việc hoàn thành gói thầu 5.10 so với lịch sự lợi nhuận ròng hằng năm của các nhà thầu chính

Về bức tranh lợi nhuận, theo ước tính của một công ty chứng khoán, tổng lợi nhuận tối đa cho một nhà thầu từ gói thầu 5.10 là khoảng 525 tỷ đồng. Nhưng do thời gian xây dựng ước tính cho giai đoạn 1 là 39 tháng, tổng lợi nhuận ước tính trên sẽ được ghi nhận trong khoảng thời gian từ 3 năm đến 3,5 năm.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Ông Phạm Ánh Dương xin từ nhiệm Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings (APH) sau khi đăng ký bán sạch cổ phiếu

Trước khi gửi đơn từ nhiệm, ông Phạm Ánh Dương đã đăng ký bán ra toàn bộ 11,87 triệu cổ phiếu APH đang sở hữu, tương đương 4,87% vốn cổ phần An Phát Holdings.

Dàn lãnh đạo An Phát Holding bán ra lượng lớn cổ phiếu APH Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo

Thị giá chỉ ngang cốc trà đá, một doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt "khủng" 200%

Mức chi trả cổ tức này đúng như kế hoạch doanh nghiệp đã thông qua trong Đại hội đồng cổ đông năm 2024. Đây cũng là mức cổ tức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

VNDIRECT chuẩn bị chi 760 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt Cổ đông một ngân hàng sắp được nhận cổ tức tiền mặt sau 10 năm

Doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8 giảm cả lượng và vốn

Tính chung 8 tháng năm 2024, cả nước có 110.764 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 994.686 tỷ đồng, tăng 4,4% về số doanh nghiệp và tăng 0,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất? FiinRatings: Tín dụng tăng tốc báo hiệu thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động trở lại

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của ch

Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước Top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes gọi tên Vinamilk, Vietjet, Petrolimex…

Viconship muốn thoái toàn bộ 22% vốn tại Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ

Việc thoái vốn tại Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ sẽ được Viconship thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trong khoảng thời gian dự kiến từ ngày 12/9 - 10/10/2024.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Viconship hoàn tất thâu tóm Cảng Nam Hải Đình Vũ

Xanh SM kiến nghị được linh hoạt thỏa thuận giá cước với khách hàng

Theo Xanh SM, mức giá cần được điều chỉnh theo số lượng hành khách và số lượng tài xế tại một địa điểm cụ thể bao gồm cả trường hợp số lượng khách hàng tăng/giảm do sự thay đổi của điều kiện thời tiết.

Khoản vay của VinFast chiếm 77% tổng các khoản Vingroup cho các công ty con vay Trong khoảng 1 năm, ông Phạm Nhật Vượng tài trợ cho VinFast gần 22.300 tỷ đồng

Chủ đầu tư sân Golf Long Thành lãi bán niên chưa tới 15 tỷ đồng, nợ phải trả vượt 15.300 tỷ đồng

Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành hiện có quy mô tài sản tương đương với bất động sản Phát Đạt và chỉ kém đôi chút so với Nhà Khang Điền, Tập đoàn Đất Xanh và Đầu tư Nam Long.

Một DN Việt tuyên bố sẽ chi 15 triệu USD để mở 10 câu lạc bộ golf công nghệ cho giới nhà giàu tại Việt Nam Quảng Ninh quy hoạch khu du lịch rộng hơn 1.000ha với sân golf 27 hố

Thu nhập của CEO bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm vượt trội nhiều nhóm ngành

Thu nhập bình quân của CEO trong các công ty đại chúng ở Việt Nam năm 2023 ở mức dưới 2,5 tỷ đồng/năm nhưng tại một số doanh nghiệp bất động sản thu nhập của CEO có thể hơn 10 tỷ đồng bất chấp ngành này vẫn đang trong giai đoạn khó khăn.

Thu nhập ngành nào có mức tăng cao nhất 6 tháng đầu năm 2024? Thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng đủ điều kiện mua, thuê nhà xã hội từ 1/8

ACV kinh doanh ra sao dưới thời Chủ tịch Hội đồng quản trị Lại Xuân Thanh?

Sau 7 năm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của ACV, ông Lại Xuân Thanh đã chính thức nghỉ hưu từ ngày 1/9/2024. Hiện người thay thế ông Thanh chưa được ACV công bố.

ACV lên kế hoạch lãi kỷ lục 9.400 tỷ đồng, dồn lực đầu tư sân bay Long Thành Giảm áp lực phải trích lập dự phòng nợ xấu, ACV báo lãi kỷ lục trong quý II/2024

VPBank là ngân hàng có “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên tốt nhất Việt Nam”

Vượt qua nhiều vòng đánh giá khắt khe, dịch vụ khách hàng ưu tiên VPBank Diamond của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã được tạp chí Global Baking & Finance Review vinh danh ở hạng mục “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên tốt nhất Việt Nam”.

VPBank khẳng định vị thế với Chi nhánh Flagship sang trọng tại trung tâm Sài Gòn VPBank giành giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tốt nhất tại Việt Nam năm 2024

Công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng muốn làm mô hình trạm sạc nhượng quyền

Tương tự trạm sạc chính hãng do V-GREEN đầu tư, trạm sạc nhượng quyền V-GREEN sẽ phục vụ các chủ sở hữu ô tô điện và xe máy điện VinFast trên toàn quốc.

Khoản vay của VinFast chiếm 77% tổng các khoản Vingroup cho các công ty con vay Trong khoảng 1 năm, ông Phạm Nhật Vượng tài trợ cho VinFast gần 22.300 tỷ đồng

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024

Năm 2024, Hoà Phát đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 47% so với năm 2023, lên 10.000 tỷ đồng, trong khi đó VDSC dự báo, lợi nhuận Hoà Phát có thể lên đến 12.000 tỷ đồng, tăng 77%.

Lộ diện "trùm cuối" thua lỗ nặng nhất ngành thép quý 2/2024 Khối ngoại liên tục bán ròng HSG, HPG, cổ phiếu ngành thép không còn hấp dẫn?