Lãnh đạo Viettel Construction nói gì khi cổ đông chất vấn tỷ lệ nợ vay tăng mạnh?

Nợ phải trả tính đến cuối năm 2022 của Viettel Construction tăng 67% lên 4.416 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó chủ yếu nợ vay ngắn hạn với 4.133 tỷ đồng.

Tổng CTCP Công trình Viettel (Viettel Construction – mã CTR) mới tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023.

Năm 2023, Viettel Construction đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.338 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 487 tỷ đồng, đều tăng 10% so với cùng kỳ. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, đây là lần đầu tiên doanh thu của Viettel Construction vượt mốc 10.000 tỷ đồng, đồng thời phá kỷ lục lợi nhuận đạt được năm ngoái.

Trong đó, Viettel Construction đặt mục tiêu doanh thu vận hành khai thác đạt 5.354 tỷ đồng (+9%); doanh thu hạ tầng cho thuê đạt 472 tỷ đồng (+50%); doanh thu xây dựng đạt 3.092 tỷ đồng (+29%); doanh thu giải pháp tích hợp đạt tối thiểu 1.045 tỷ đồng và doanh thu dịch vụ kỹ thuật 354 tỷ đồng (+15%) so với thực hiện năm 2022.

Về phương án phân phối lợi nhuận, cổ đông đồng thuận thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2022 là 31,51% bao gồm 10% bằng tiền và 21,51% bằng cổ phiếu.

Tại báo cáo tài chính năm 2022, điểm đáng chú ý được cổ đông chất vấn tại đại hội là tỷ lệ vay nợ tăng mạnh. Cụ thể, nợ phải trả tính đến cuối năm 2022 của Viettel Construction tăng 67% lên 4.416 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó chủ yếu nợ vay ngắn hạn với 4.133 tỷ đồng.

Với việc tăng vay nợ, chi phí tài chính của Viettel Construction tăng mạnh, từ 6,5 tỷ năm 2021 lên 23 tỷ đồng. Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh lên 27 tỷ đồng.

Quảng cáo

Trả lời cổ đông, đại diện Viettel Construction cho biết, Tổng Công ty đã triển khai đầu tư tài chính, sử dụng nguồn vốn lưu động để gửi tiết kiệm trong khi vay vốn ngân hàng để thực hiện trang trải các chi phí trong hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể hưởng mức chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng. Đây là hoạt động không có rủi ro và cổ đông có thể yên tâm về vấn đề này .

Làm chất lượng với giá cạnh tranh, không bất chấp

Thông tin với cổ đông liên quan đến mảng xây dựng, lãnh đạo Viettel Construction cho biết, Tổng công ty sẽ không không chịu rủi ro lớn như các doanh nghiệp xây dựng khác bởi đối với các công trình xây dựng nhà dân (B2C), Tổng công ty nhận tiền xong mới xây dựng, do đó hoàn toàn không có rủi ro. Với các công trình doanh nghiệp (B2B), phải làm theo hợp đồng, thanh toán đúng tiến độ, hiện là khoảng 6 tháng và mất thêm một tháng nghiệm thu. Nếu chủ đầu tư không tạm ứng thì bắt buộc phải có bảo lãnh ngân hàng đứng sau để khi làm xong ngân hàng sẽ thanh toán.

Viettel Construction hạn chế rủi ro tối đa bằng cách chia nhỏ các đợt nghiệm thu từ 3-6 tháng, đồng thời thẩm định kỹ càng các chủ đầu tư, tìm kiếm báo cáo tài chính của chủ đầu tư trước khi nhận công trình để tránh rủi ro.

Ở khía cạnh đầu vào, với việc đảm bảo giá không đổi từ khi ký hợp đồng tới lúc giao nhận cho khách hàng, cổ đông còn quan tâm tới rủi ro khi giá nguyên vật liệu tăng. Tổng Giám đốc Phạm Đình Trường nhấn mạnh Tổng công ty ký kết hợp đồng nguyên vật liệu chủ yếu với các Tập đoàn lớn, có tiếng tăm, nếu phát sinh chênh lệch sẽ không quá 5% nên không gây ảnh hưởng lớn với thoả thuận.

Ông Trường cho biết hiện vốn của ngân sách nhà nước cho việc xây dựng ở khoảng 400.000 tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp và người dân cũng khoảng 400.000 tỷ đồng nên dư địa cho mảng xây dựng còn rất lớn.

“Thị trường xây dựng cũng hiện tại đủ lớn để các doanh nghiệp cùng hoạt động, ai có năng lực thì ắt sẽ làm tốt hơn. Quan điểm của Viettel Construction là không thả gà ra đuổi, làm có chất lượng với giá cả cạnh tranh nhưng không bất chấp”, ông Trường nói.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Newtown Diamond: Top 10 dự án bất động sản nhà ở thương mại tiềm năng nhất năm 2025

Ngày 19/2, tổ hợp căn hộ cao cấp Newtown Diamond (Đà Nẵng) đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 10 Dự án bất động sản nhà ở thương mại tiềm năng nhất năm 2025” tại Lễ vinh danh Thương hiệu Bất động sản Dẫn đầu 2024 – 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản mùa xuân lần thứ V.

Savills: Giá chung cư leo đỉnh, người ít tiền mua nhà bằng cách nào? Huyện vùng ven Hà Nội được giao thêm hơn 19.000 m2 đất để tổ chức đấu giá

Huyện vùng ven Hà Nội được giao thêm hơn 19.000 m2 đất để tổ chức đấu giá

UBND Thành phố yêu cầu UBND huyện Thường Tín (Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thường Tín) liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện thủ tục bàn giao đất tại thực địa theo quy định.

Savills: Giá chung cư leo đỉnh, người ít tiền mua nhà bằng cách nào? Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn khỏi Khang Điền, dự thu về hơn 250 tỷ đồng

Savills: Giá chung cư leo đỉnh, người ít tiền mua nhà bằng cách nào?

Theo Savills, phân khúc căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng có thể sẽ tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới. Nếu nguồn cung này không xuất hiện từ thị trường thương mại, thì nhà ở xã hội sẽ là một giải pháp thay thế.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên