Lần đầu tiên thu ngân sách đạt trên 2 triệu tỷ đồng, vượt thu 324 nghìn tỷ đồng

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt dự toán hơn 19%, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường được triển khai quyết liệt… Điều này cho thấy ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, tài chính – ngân sách nhà nước được giao.

Chiều 31/12, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến tại 62 điểm cầu tỉnh, thành phố để tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.

Chính sách tài khoá linh hoạt, chủ động

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) được giao.

Qua đó, góp phần hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.

Năm qua, Bộ Tài chính đã hoàn thành 70/71 đề án, nhiệm vụ được giao. Tính cả các đề án đã trình từ những năm trước chuyển sang, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 23 nghị định và 20 dự thảo nghị định đang xem xét ban hành; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 quyết định và 2 dự thảo quyết định đang xem xét ban hành. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành 86 thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực tài chính - NSNN.

Chính sách tài khóa được điều hành chủ động, mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2024 được thực hiện ước đạt khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, miễn, giảm khoảng 99 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 98,3 nghìn tỷ đồng.

Trong bối cảnh vẫn phải duy trì các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan thu thuế vẫn quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu.

Theo đó, tổng thu NSNN năm 2024 ước đạt khoảng 2.025,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% so dự toán, tăng 15,5% so thực hiện năm 2023. Thu ngân sách trung ương ước đạt 123,7% dự toán, thu ngân sách địa phương ước đạt 114,4% dự toán.

Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổng chi đạt khoảng 1.830,8 nghìn tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán. Trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 78,1% dự toán Quốc hội quyết định; tỷ lệ giải ngân ước đạt 77,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi thường xuyên ước đạt 94,5% dự toán. Cân đối ngân sách trung ương, ngân sách địa phương các cấp được đảm bảo.

Nợ công được quản lý chặt chẽ, thấp hơn ngưỡng cho phép. Đến cuối năm 2024, các chỉ tiêu dư nợ công khoảng 36-37% GDP, nợ Chính phủ khoảng 33-34% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so thu NSNN khoảng 20-21%.

Công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 đã bám sát theo đúng kịch bản điều hành, giá cả thị trường cơ bản ổn định, chỉ số CPI bình quân 11 tháng tăng 3,69% so cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 2,7%; ước cả năm CPI bình quân tăng dưới 4%, thấp hơn mục tiêu (4-4,5%).

Ổn định thị trường

Quảng cáo

Bên cạnh đó, ngành Tài chính tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.

Trong năm 2024, thị trường chứng khoán có biến động với các phiên tăng, giảm đan xen, với xu hướng phục hồi so cuối năm trước. Tính đến ngày 27/12/2024, chỉ số VNIndex đạt 1.275,14 điểm, tăng 12,9% so với cuối năm 2023. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 7,2 triệu tỷ đồng, tăng 21,2% so với cuối năm 2023, tương đương 70,4% GDP ước tính năm 2023; giá trị giao dịch bình quân đạt 21,1 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 19,9% so với bình quân năm trước.

Năm 2024, có 96 doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ với với khối lượng 396,7 nghìn tỷ đồng, tăng 33,6% so với năm 2023; khối lượng mua lại trước hạn khoảng 187 nghìn tỷ đồng (giảm 24,7% so với năm 2023); có 1.431 mã trái phiếu của 326 tổ chức phát hành đã thực hiện đăng ký giao dịch. Tổng giá trị giao dịch TPDN đạt 1.026,6 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 4.224,8 tỷ đồng/phiên.

Nhiệm vụ, giải pháp ngành Tài chính năm 2025

Dự báo trong thời gian tới tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2025, ngành Tài chính quyết tâm, chủ động, linh hoạt, thực hiện có hiệu quả 9 giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu chỉ đạo, điều hành đã đề ra.

Thứ nhất, giữ vững nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tăng cường năng lực dự báo đúng, kịp thời những biến động tình hình kinh tế thế giới và trong nước để đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tiền tệ và các chính sách khác nhằm xử lý tốt các vấn đề phát sinh.

Thứ hai, thực hiện nghiêm pháp luật về thu, quản lý thu NSNN, tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất đảm bảo nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN, tài sản công, gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững.

Thứ tư, kiểm soát hiệu quả bội chi NSNN, nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng.

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ sáu, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, nòng cốt cho kinh tế nhà nước.

Thứ bảy, tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường; đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Thứ tám, tích cực, chủ động hội nhập tài chính quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Thứ chín, chú trọng điều hành các nhiệm vụ tài chính – NSNN trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn Chuyên gia Dragon Capital: Với Nghị quyết 68, khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn giữa bất định toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới

Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 929/QĐ-Ttg về việc thành lập “Ban chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thánh, cuối giờ làm việc sáng nay (này 17/5), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước? Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ tái khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân mà còn xác lập lại phương thức vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Thương mại công bằng - sẽ có nhiều đơn hàng giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ được khởi động

Mới đây, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng các cộng sự nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác..

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trước thềm đàm phán với Hoa Kỳ về thuế đối ứng vào ngày mai

Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Mặc dù thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chậm lại, xong thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận cải thiện về mặt đầu tư do hạ tầng được đẩy mạnh.

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đón chuyển động mới Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích

Với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt tối thiểu 8% cũng như hai con số trong giai đoạn tiếp theo, đầu tư hạ tầng được nhắc đến như là một động lực rất quan trọng. Hàng loạt công trình, dự án lớn, trọng điểm đã và đang được đẩy mạnh đầu tư để cải thiện hạ tầng kết nối, đồng thời tạo ra dư địa phát triển mới cho nền kinh tế.

Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Sáng nay, tại Hà Nội, tại buổi làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ về quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026

Tại dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026 nhằm tiếp tục góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Tài chính đề xuất miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện thêm 2 năm Lệ phí ô tô điện có thể được miễn thêm 2 năm

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng có chỉ đạo mới về 2.200 dự án, 6 triệu tỷ đồng, hơn 300.000 ha đất đang “treo” Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng