Làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể làm chậm dự án sân bay Long Thành

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã chỉ đạo làm rõ các trách nhiệm của cá nhân, tập thể nếu không thực hiện đúng tiến độ dự án sân bay Long Thành và lãng phí nguồn lực để tổng hợp báo cáo lên Thủ tướng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy - Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy - Ảnh: VGP

Liên quan đến vấn đề dự án Sân bay Long Thành đang chậm tiến độ so với yêu cầu, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/5, báo chí đặt câu hỏi với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về giải pháp để đẩy nhanh tiến độ dự án, nhất là đấu thầu lần 2 gói thầu nhà ga hành khách cũng như quan điểm của bộ về việc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) xin lùi thời hạn hoàn thành dự án.

Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, với dự án sân bay Long Thành đang triển khai, dự án thành phần 3 (dự án thành phần chính) là các hạng mục mà ACV quản lý, hiện nay đã thi công hoàn tất được nhiều hạng mục như rà phá bom mìn, tường rào ranh giới giai đoạn 1 đối với toàn bộ diện tích mặt bằng được giao.

Công tác san nền đang gấp rút triển khai để đảm bảo có mặt bằng thi công cho toàn bộ các hạng mục theo kế hoạch, hiện nay triển khai được 66%.

Đối với các hạng mục còn lại là gói thầu nhà ga. Để đáp ứng tiến độ, ACV đã tách thành 2 hạng mục là móng cọc và phần thân nhà ga. Đối với hạng mục móng cọc nhà ga hành khách, đã hoàn thành (1.545 cọc). Tuy nhiên, hạng mục nhà ga rất phức tạp, tích hợp nhiều hệ thống và việc đấu thầu vẫn gặp một số vướng mắc.

Thứ trưởng cho biết, hiện ACV đang khẩn trương lựa chọn nhà thầu thi công nhà ga hành khách lần 2 sau khi đấu thầu lần 1 không lựa chọn được nhà thầu thi công để sớm khởi công theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, tiến độ toàn bộ dự án phụ thuộc vào kết quả gói thầu nhà ga hành khách. Thẩm quyền mời thầu là của ACV, nên giải pháp trước hết để đẩy nhanh tiến độ dự án là Bộ GTVT sẽ phối hợp với ACV để kêu gọi các nhà thầu xây dựng trong lĩnh vực sân bay của các nước trên thế giới tham gia vào các dự án. "Chúng tôi cũng trao đổi với ACV để đưa ra các giải pháp rút ngắn tiến độ", ông nói thêm.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ.

Còn về việc ACV đề xuất lùi thời hạn hoàn thành sân bay Long Thành sang 2026 thay vì 2025, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho biết, khó khăn nhất là đấu thầu vì đây là một quá trình cạnh tranh.

"Hiện nay chúng tôi giao cho ACV rà soát lại toàn bộ và báo cáo về cơ sở thực tiễn, pháp lý, căn cứ vào kết quả đấu thầu, đàm phán thương thảo với nhà thầu trên nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, không đánh đổi chất lượng lấy tiến độ", ông thông tin.

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh: VGP

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh: VGP

Thông tin thêm về vấn đề này, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh khẳng định, cơ quan này hoàn toàn thống nhất với các bộ, ban, ngành và đặc biệt với Bộ GTVT.

Ông cho biết, vấn đề hiện nay của dự án là đẩy nhanh đấu thầu lựa chọn gói thầu nhà ga hành khách. Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang chỉ đạo ACV, gia hạn thời gian mở thầu thêm 6 tuần.

Còn về trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến việc chậm tiến độ dự án, theo ông Cảnh, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã chỉ đạo khẩn trương rà soát theo quyết định phê duyệt dự án của giai đoạn 1, các chỉ đạo của Thủ tướng, làm rõ các trách nhiệm của cá nhân, tập thể nếu không thực hiện đúng tiến độ và lãng phí nguồn lực để tổng hợp báo cáo lên Thủ tướng.

Trước đó, ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký công điện về việc triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Công điện nêu rõ, Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, trong đó xác định rõ mốc tiến độ hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện các dự án thành phần chính của dự án đã chậm so với yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ.

Do đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của các chủ thể liên quan, xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư các dự án thành phần, Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan rà soát lại các nhiệm vụ. Từ đó làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao làm chậm tiến độ sân bay Long Thành, gây lãng phí nguồn lực. Sau rà soát, các đơn vị báo cáo để xử lý theo thẩm quyền trước ngày 23/4.

Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha, có tổng mức đầu tư dự kiến 336.630 tỷ đồng và chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1, xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách một năm, dự kiến hoàn thành năm 2025.

Giai đoạn 2, xây thêm một đường cất hạ cánh và nhà ga để đạt công suất 50 triệu khách/năm, hoàn thành năm 2035.

Giai đoạn 3 hoàn thành các hạng mục còn lại, nâng tổng công suất của công trình lên 100 triệu khách/năm, hoàn thành năm 2050.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE