Kinh tế thế giới trong vòng xoáy thuế quan

Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng gây cản trở hoạt động của nền kinh tế thế giới, vốn vận hành trơn tru trong nhiều thập kỷ nhờ thương mại tự do.

140834-kinh-te-trung-quoc-tang-truong-manh-trong-quy-dau-nam.jpg
Công nhân làm việc bên trong nhà máy sản xuất xe điện ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Tuần trước, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm mục tiêu doanh số, cảnh báo về việc cắt giảm việc làm và xem xét lại kế hoạch kinh doanh. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn đã điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng giữa các báo cáo số liệu kinh tế kém khả quan.

Mặc dù thị trường tài chính đang đặt cược rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không rơi vào một cuộc chiến thương mại toàn diện và ông Trump sẽ đạt các thỏa thuận để ngăn chặn việc áp thuế cao hơn đối với các nước khác, song tình trạng thiếu chắc chắn đã trở thành một yếu tố gây cản trở đáng kể.

Bà Isabelle Mateos y Lago, nhà kinh tế tại ngân hàng BNP Paribas, nhận định chính sách thuế quan của Mỹ là một cú sốc tiêu cực nghiêm trọng đối với thế giới trong ngắn hạn.

Cuối tuần trước, Trung Quốc cho biết, họ đang xem xét đề nghị của Mỹ về việc tổ chức đàm phán liên quan đến mức thuế quan 145% do Mỹ áp đặt, vốn dẫn đến việc Trung Quốc đáp trả bằng mức thuế 125%. Chính quyền của ông Trump cũng cho biết họ đang tiến gần đến việc đạt được các thỏa thuận với các quốc gia bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm ngăn chặn việc áp thêm thuế quan trong những tuần tới.

Trong bối cảnh trên, nhiều doanh nghiệp đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Ví dụ, công ty sản xuất thiết bị gia dụng Thụy Điển Electrolux đã cắt giảm triển vọng kinh doanh, trong khi hãng xe Volvo Cars, nhà sản xuất thiết bị máy tính Logitech và tập đoàn đồ giải khát Diageo đã từ bỏ các mục tiêu đã đặt ra do tình hình không chắc chắn.

Quảng cáo

Việc Mỹ dỡ bỏ quy định miễn thuế áp dụng cho các gói hàng thương mại điện tử từ Trung Quốc trị giá dưới 800 USD vào tuần trước được xem là một đòn giáng mạnh đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ.

Bà Cindy Allen, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn thương mại toàn cầu Trade Force Multiplier, cho biết mức thuế tăng đột ngột từ 0% lên 145% là gánh nặng quá lớn đối với cả các doanh nghiệp lẫn khách hàng. Bà nói thêm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đơn giản lựa chọn rút hoàn toàn khỏi thị trường.

Chính sách thuế quan đã thúc đẩy Ngân hàng trung ương Nhật Bản cắt giảm dự báo tăng trưởng vào tuần trước. Trong khi đó, căng thẳng thương mại cũng được viện dẫn là lý do cho việc hạ dự báo tăng trưởng đối với Hà Lan và khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA).

Mặc dù các số liệu chính thức về hoạt động tại các nền kinh tế hàng đầu vẫn chưa phản ánh đầy đủ tâm lý kém lạc quan hiện tại, nhưng điều này đang thể hiện rõ trong các cuộc khảo sát về Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trên khắp thế giới.

Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố tuần trước, trong tháng Tư, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong 16 tháng. Một báo cáo tương tự từ Anh cũng cho thấy xuất khẩu của các nhà máy tại nước này trong tháng trước đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 5 năm.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh sản xuất đã giúp Ấn Độ đạt mức tăng trưởng sản xuất cao nhất trong 10 tháng trong tháng Tư. Các nhà phân tích lưu ý rằng quốc gia Nam Á này - vốn đối mặt với mức thuế thấp hơn Trung Quốc và là nơi tập đoàn công nghệ Apple đã chuyển một phần sản xuất đến - có thể trở thành quốc gia hưởng lợi thực sự.

Ông Shilan Shah, nhà kinh tế tại công ty tư vấn kinh tế Capital Economics, cho rằng Ấn Độ có vị thế tốt để trở thành một lựa chọn thay thế cho Trung Quốc như một nhà cung cấp hàng hóa cho Mỹ trong ngắn hạn.

Hiện tại, hầu hết các nhà kinh tế đang xem động thái thuế quan của ông Trump như một "cú sốc cầu" đối với nền kinh tế thế giới. Khi hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ, điều này sẽ làm suy giảm hoạt động kinh tế ở các khu vực khác.

Dù vậy, điểm tích cực là tình trạng trên sẽ làm giảm áp lực lạm phát, từ đó mang lại cho các ngân hàng trung ương ở những khu vực khác nhiều dư địa hơn để thúc đẩy nền kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung