Thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành dược phẩm?

Nếu Mỹ áp thuế đối với thuốc nhập khẩu, chi phí sản xuất trong toàn bộ chuỗi giá trị dược phẩm sẽ như thế nào?

101846-duc-cho-phep-su-dung-rong-rai-thuoc-paxlovid-dieu-tri-covid-19.jpg
Chi phí sản xuất trong toàn bộ chuỗi giá trị dược phẩm sẽ tăng nếu Mỹ áp thuế quan mới. Ảnh: AFP/ TTXVN

Theo tạp chí Handelsblatt, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc áp thuế nhập khẩu đối với dược phẩm.

Cụ thể, Chính phủ Mỹ đã khởi xướng một thủ tục được gọi là "Mục 232" đối với dược phẩm nhập khẩu vào Mỹ. Thủ tục này cho phép áp dụng các chính sách thương mại như thuế quan nếu sự phụ thuộc vào nước ngoài được coi là rủi ro về an ninh. Biện pháp này đã được sử dụng cho sản phẩm thép, nhôm, ô tô và gỗ nhập khẩu vào Mỹ ngay từ những năm 1960. Mỹ đang xem xét sự phụ thuộc vào các loại thuốc từ Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu. Hiện tại không có mức thuế chung đối với hàng nhập khẩu là dược phẩm.

Quảng cáo

Chuyên gia Claus Michelsen, chuyên gia kinh tế trưởng tại Hiệp hội các nhà nghiên cứu dược phẩm Đức (VFA) nhận định, Chính phủ Mỹ có thể đưa ra quyết định nhanh chóng, dù quy trình điều tra chính thức có thể kéo dài đến 270 ngày. Sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo, Tổng thống Trump có 90 ngày để quyết định hành động cụ thể.

Theo chuyên gia Michelsen, Tổng thống Trump đã chỉ trích mức thâm hụt thương mại của Mỹ trong lĩnh vực dược phẩm, đặc biệt là sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ông Trump nhấn mạnh rằng Mỹ là quốc gia đi đầu trong nghiên cứu và đổi mới trong lĩnh vực dược phẩm.

Nếu Mỹ áp thuế đối với thuốc nhập khẩu, chi phí sản xuất trong toàn bộ chuỗi giá trị dược phẩm sẽ tăng lên. Chi phí sản xuất tăng sẽ dẫn đến giá thuốc cao hơn hoặc giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này có thể kéo theo việc giảm sản lượng, gián đoạn nguồn cung, gây ảnh hưởng đến bệnh nhân không chỉ ở Mỹ mà cả châu Âu.

Trên toàn cầu, thị trường dược phẩm có nguy cơ bị phân mảnh. Các công ty có thể phải tổ chức lại chuỗi cung ứng và xây dựng năng lực sản xuất riêng cho từng thị trường, làm tăng chi phí sản xuất. Các nước thu nhập thấp, vốn phụ thuộc vào thuốc giá rẻ, sẽ chịu tác động nặng nề. Đồng thời, cạnh tranh về bằng sáng chế và nguồn lực cũng sẽ gay gắt hơn, đẩy chi phí nghiên cứu lên cao.

Để ứng phó, chuyên gia Michelsen đề xuất các nước châu Âu mở rộng quan hệ thương mại ngoài Mỹ. Đồng thời, Liên minh châu Âu (EU) nên ủng hộ việc áp dụng mức thuế suất bằng 0 đối với dược phẩm. Ngoài ra, châu Âu cần tăng cường ưu đãi đầu tư cho ngành dược và đảm bảo tiếp cận bình đẳng trên toàn khối.

Trước diễn biến này, nhiều doanh nghiệp đã có động thái chiến lược. Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD tại Mỹ trong 5 năm, còn Novartis dự kiến đầu tư 23 tỷ USD. Một số công ty cũng đang cân nhắc di dời năng lực sản xuất sang các quốc gia khác ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh