Kinh tế trưởng MBS: Xuất hiện tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ, cơ hội cho 2 nhóm cổ phiếu có sức bật tốt nhất

Trước dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ “nguội” đi trong thời gian tới, chuyên gia dự báo Fed sẽ bớt diều hâu hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục biến động trước nhiều biến số khó lường. Trái ngược với tín hiệu tích cực trong nước, áp lực tâm lý trên thị trường vẫn khá lớn khi liên tục đón nhận những tin kém tích cực từ một số nhà băng trên thế giới.

Mới đây nhất là những khó khăn xoay quanh Credit Suisse - một trong những ngân hàng lâu đời và có quy mô vào loại lớn nhất thế giới. Bên cạnh một số tác động từ những sự kiện này, giới phân tích kỳ vọng Fed sẽ “chùn tay” hơn trong việc tăng lãi suất trong thời gian tới.

Thời điểm đảo chiều chính sách tiền tệ

Tại Tiêu điểm chứng khoán cuối tuần do Chứng khoán MBS tổ chức, ông Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng MBS đánh giá tác động của những sự kiện nhà băng dừng hoạt động không quá lớn. Nhìn lại thời điểm năm 2010- 2015 có đến hơn 500 ngân hàng tại Mỹ đóng cửa, song không tác động lớn đến hệ thống ngân hàng hay nền kinh tế của Mỹ.

Về cơ bản, ông Tuấn cho rằng các ngân hàng đóng cửa sẽ được Chính phủ Mỹ tiếp nhận và chuyển giao cho một ngân hàng khác hoặc thanh lý tài sản để đảm bảo cho người gửi tiền. Do đó, tác động việc ngân hàng tại Mỹ đóng cửa không tác động quá đáng kể đến hệ thống tài chính Mỹ hay gây sự sụp đổ dây chuyền.

Mặc dù cho rằng tác động của những sự kiện trên quá đáng lo ngại, nhưng Kinh tế trưởng MBS vẫn cho rằng hệ thống đang gặp nhiều khó khăn sau những đợt tăng lãi suất dồn dập của Fed. Trước dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ “nguội” đi trong thời gian tới, Fed sẽ bớt diều hâu hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

photo-2-1679152148868313208248-7837.png
Quảng cáo

Đặc biệt, sau thời gian leo thang, lạm phát cũng đã có dấu hiệu hạ nhiệt rõ rệt khi lượng nhà giao có sẵn tại Mỹ đi xuống nhanh chóng, lượng việc làm mới phi nông nghiệp cũng suy giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, ông Tuấn dự báo trong cuộc họp cuối tháng 3 tới đây, Fed sẽ tăng lãi suất một lần nữa khoảng 0,25% sau đó dừng lại quan sát để đánh giá tình hình.

“Thời điểm đảo chiều chính sách đã xuất hiện tương đối rõ. Nếu nhìn bức tranh toàn cảnh về lãi suất trong năm 20 năm, chúng ta có thể thấy đây là mức lãi suất rất cao trong lịch sử. Do đó, một khi hạ nhiệt thì lãi suất cũng đi xuống nhanh chóng. Tôi cho rằng khoảng 1-3 tháng nữa Fed sẽ phải đảo chiều chính sách và cơ hội để chúng ta bắt đầu chu kỳ mới với mức lãi suất thấp là rất cao”, ông Hoàng Công Tuấn nhận định.

photo-1-1679152145918865100470-2829.png

Cơ hội cho hai nhóm cổ phiếu

Nhìn về bối cảnh trong nước, chuyên gia đồng tình với việc nền kinh tế còn nhiều khó khăn khi tăng trưởng chậm lại, vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, thị trường BĐS vẫn còn nhiều nút thắt. Tuy nhiên, TTCK đã phản ánh trước những khó khăn của nền kinh tế và chúng ta đang ở trong giai đoạn đảo chiều chính sách.

"Mặc dù trong quý 2 tới các doanh nghiệp vẫn có thể gặp khó khăn, song tình hình sẽ cải thiện rất nhanh khi môi trường lãi suất thay đổi. Thời điểm lãi suất bắt đầu đi xuống thì đó là cơ hội rất lớn cho TTCK và đó không phải cơ hội cho 3 tuần, 3 tháng mà sẽ kéo dài đến 3 năm tới", Kinh tế trưởng MBS nhận định.

Về những nhóm ngành hưởng lợi, chuyên gia MBS nhận định, lãi suất tăng gây áp lực cho ngành nghề nào nhất thì đó là những nhóm cổ phiếu được hưởng lợi lớn nhất.

Thứ nhất, nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đây là nhóm ngành bị ảnh hưởng bởi xu hướng tăng lãi suất, đặc biệt là những ngân hàng vừa và nhỏ khi tín dụng bị co hẹp, chi phí huy động tăng lên. Những yếu tố khó khăn của nhóm ngân hàng sẽ được thể hiện rõ hơn trong kết quả kinh doanh quý 1 tới đây.

Tuy nhiên, nếu lãi suất có xu hướng hạ nhiệt, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ có triển vọng tốt khi chi phí huy động giảm, tăng trưởng tín dụng tăng, nguy cơ phát sinh nợ xấu giảm, bảng cân đối lành mạnh hơn khi tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu tăng giá. Nhà đầu tư nên tập trung ngân hàng vững mạnh, có tiềm lực huy động tốt, không bị ảnh hưởng quá nhiều về các doanh nghiệp bất động sản.

Thứ hai, nhóm chứng khoán. Cổ phiếu của nhiều công ty chứng khoán đã giảm rất mạnh từ đỉnh bởi sự ảm đạm của thị trường chung. Tuy nhiên, khi thị trường sôi động trở lại hoạt động môi giới, tự doanh của các CTCK sẽ tích cực trở lại. Nhà đầu tư nên tập trung vào công ty chứng khoán đẩy mạnh mở rộng hoạt động dịch vụ, không phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tự doanh.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Vừa được Quốc hội chính thức thông qua, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD có gì mới?

Ngày 27/6/2025, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), gồm 3 điều, có hiệu lực từ 15/10/2025, nhằm hoàn thiện pháp lý về quản lý nợ xấu, khoản vay đặc biệt và tài sản bảo đảm.

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông? Phiên 25/6: Khối ngoại tiếp đà mua ròng hơn trăm tỷ, ngược chiều "xả" mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng Nhiều ngân hàng có thể tăng trưởng lợi nhuận trên 10% trong quý 2/2025

Lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Chuyên gia cho rằng, lãi suất đầu vào sẽ tăng dần về cuối năm với kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tích cực và tăng trưởng tín dụng sẽ đạt hoặc thậm chí vượt mục tiêu đề ra là 16%.

Giá vàng giảm do triển vọng Fed ít cắt giảm lãi suất Quan chức Fed: Mỹ có khả năng giảm lãi suất vào tháng 7/2025 Mặt bằng lãi suất thấp kích thích nhu cầu vốn phục hồi mạnh mẽ

TPBank kiện toàn nhân sự Ban Điều hành, hướng tới phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố thông tin liên quan đến kiện toàn nhân sự trong Ban Điều hành, phù hợp với định hướng tăng trưởng và mở rộng hoạt động, nâng cao hiệu quả trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng trong quý I/2025 ĐHĐCĐ TPBank: Tăng CASA, giảm chi phí vốn để cải thiện NIM Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tỷ giá USD/VND vẫn đối diện áp lực

Theo chuyên gia, trong thời gian tới, dù sức mạnh đồng USD có xu hướng giảm nhiệt do kỳ vọng Fed hạ lãi suất vào cuối quý III và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng, nhưng tỷ giá USD/VND vẫn đối diện áp lực.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025 Tỷ giá USD/VND vọt tăng

IMF: Cần ưu tiên củng cố giám sát ngân hàng, xây dựng đệm vốn và thanh khoản

Theo IMF, trong bối cảnh kinh tế đầy bất định hiện nay, để tăng cường khả năng chống chịu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, cần ưu tiên củng cố giám sát ngân hàng, xây dựng các đệm vốn và thanh khoản, cải thiện hơn nữa khuôn khổ xử lý ngân hàng yếu kém.

Dự báo lợi nhuận quý II/2025: Nhiều ngân hàng khởi sắc Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

VietinBank và Tập đoàn Đầu tư Việt Phương hợp tác toàn diện

Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (Tập đoàn Việt Phương). Cũng tại khuôn khổ chương trình đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ dự án Cảng Quốc tế Mỹ Thủy.

VietinBank tinh gọn mạng lưới, đẩy mạnh giao dịch thông minh VietinBank ra mắt giải pháp tài chính toàn diện cho nhà thầu xây lắp đầu tư công

Sovico muốn thoái bớt vốn khỏi HDBank

Hiện Sovico là cổ đông lớn nhất tại HDBank khi nắm 14,281% vốn và người có liên quan nắm 4,961% vốn ngân hàng. Tổng số cổ phần mà nhóm này đang nắm tại HDBank là 19,272%.

HDBank tiếp tục huy động thành công 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% HDBank ra mắt tập đoàn tài chính, đặt mục tiêu lợi nhuận vượt 21.000 tỷ đồng

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có hoặc xử lý nợ xấu.

Dự báo lợi nhuận quý 2 của nhiều ngân hàng tăng trưởng 2 chữ số Dự báo lợi nhuận quý II/2025: Nhiều ngân hàng khởi sắc Nhóm Vạn Thịnh Phát muốn tái cơ cấu ngân hàng SCB: Lộ trình 12 năm thu về 580.000 tỷ đồng từ những tài sản nào?

Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở từng cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Trong bối cảnh các hộ kinh doanh và SMEs đang đối diện với áp lực thích ứng với những thay đổi trong chính sách thuế, bài toán dòng tiền và yêu cầu cấp thiết về số hóa, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Nhà băng tư nhân vào cuộc đua tăng vốn mới

Làn sóng tăng vốn điều lệ đang diễn ra mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt ở khối ngân hàng tư nhân. Không chỉ là nhu cầu đáp ứng các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II, Basel III, tăng vốn giờ đây trở thành chiến lược sống còn để duy trì vị thế, mở rộng dư địa tín dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong một thị trường tài chính ngày càng chặt chẽ và khốc liệt.

Nhóm Vạn Thịnh Phát muốn tái cơ cấu ngân hàng SCB: Lộ trình 12 năm thu về 580.000 tỷ đồng từ những tài sản nào? Triển vọng các ngân hàng giữ vững ổn định trong quý II/2025 Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả