Khối ngoại miệt mài mua ròng cổ phiếu SHB

Hoạt động này diễn ra bên cạnh với những giao dịch đầu tư nguồn vốn từ các định chế tài chính quốc tế vào các nghiệp vụ kinh doanh của SHB.

Ngày 16/11/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) chạm đáy đà lao dốc, VN-Index xuống quanh 873 điểm. Ngay sau đó, thị trường bật lên mạnh mẽ. Một động lực chính đến từ giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN).

Đó cũng là dấu mốc khối nhà ĐTNN liên tục mua ròng mạnh trên TTCK Việt Nam, tạo trọng số thời điểm chính trong tổng mua ròng khoảng 30.000 tỷ đồng năm qua.

Vắt sang năm 2023, dù quy mô hẹp bớt nhưng khối ngoại vẫn miệt mài mua ròng. Trong đó, cổ phiếu ngân hàng tạo một điểm đến nổi bật. Dòng “cổ phiếu Vua” một lần nữa lại tạo xu hướng đi lên, góp sức hỗ trợ thị trường.

Trong chuỗi mua ròng của khối ĐTNN, một số cổ phiếu ngân hàng ghi nhận được mua ròng nhiều tuần liên tiếp, với giá trị lớn. Điều này có thể nhìn về những điểm cơ bản.

Thứ nhất, trải qua năm 2022 đầy biến động, quý 4/2022 hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong nền kinh tế của Việt Nam có dấu hiệu chậm lại hoặc suy giảm; khó khăn dần thể hiện. Trên nền đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung vẫn vững vàng và có triển vọng tiếp tục tạo đà tăng trưởng ở các chỉ tiêu kế hoạch năm. Lựa chọn đầu tư ở đây được đánh giá giảm thiểu rủi ro hơn trong bối cảnh đầu tư khó khăn chung, nhất là khi thị giá nhiều mã đã chiết khấu sâu trong năm qua để về mức hấp dẫn.

Thứ hai, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức cao, ở nhóm hàng đầu khu vực. GDP của nền kinh tế cũng chính là thị phần của các ngân hàng thương mại. Khi thị phần không ngừng mở rộng, tăng cao như vậy (GDP năm 2022 đạt trên 8%), thì các hoạt động của ngân hàng càng có thực tế mở rộng và tăng trưởng thêm.

Bởi lẽ, tại Việt Nam đã hơn chục năm qua không tăng thêm số lượng ngân hàng, thậm chí giảm đi qua quá trình tái cơ cấu. Tổng thị phần mở rộng và tăng lên, số thành viên giảm đi thì “miếng bánh” cho mỗi nhà băng có điều kiện để lớn hơn.

Điển hình như, khoảng chục năm trước, khi Việt Nam có số lượng ngân hàng lớn nhất, chưa qua sáp nhập và hợp nhất để giảm bớt, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam khi đó mới chỉ hơn 228 tỷ USD, nay sau chục năm đã lên tới hơn 730 tỷ USD. Ở điển hình này, vẫn chừng ấy ngân hàng và thậm chí giảm đi, khối lượng thanh toán quốc tế đã lớn hơn ba lần, gắn với quy mô phí dịch vụ và tài trợ thương mại; tương tự là quy mô kinh doanh ngoại tệ có môi trường và khối lượng lớn hơn rất nhiều…

Và như trên, trải qua năm biến động lớn và rủi ro bộc lộ trên nhiều thị trường như 2022, hệ thống ngân hàng Việt Nam về cơ bản vẫn đứng vững, nhiều thành viên tiếp tục tăng trưởng các chỉ tiêu hoạt động. Một mặt điều này cho thấy các yếu tố nền tảng của hệ thống đã vững chắc hơn các giai đoạn trước; mặt khác cho thấy nhiều nhà băng đã chủ động xử lý được và kiểm soát được các rủi ro.

Quảng cáo

Về phương diện đầu tư, những rủi ro như trong năm 2022 như vậy đã và đang được phản ánh nhiều hơn vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, thị trường đã hấp thụ những gì bất lợi; trong khi đó từ cuối 2022 các vấn đề như thanh khoản, lãi suất, tỷ giá… đã có chiều hướng tích cực lên và nhà đầu tư cải thiện kỳ vọng.

Những cơ sở trên gắn nhiều hơn với mục tiêu đầu tư trung dài hạn - một đặc điểm có phổ rộng trong giao dịch của khối ĐTNN trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hoạt động mua ròng mạnh mẽ nói chung và điểm ngắm cổ phiếu ngân hàng cuối 2022 đầu 2023 cũng góp phần thể hiện một khía cạnh niềm tin, triển vọng tới đây đối với hệ thống.

screen-shot-2023-01-12-at-105603-am20230112105822-6867.png

Trong dòng chảy đó, cổ phiếu SHB (sàn HOSE, của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội) là một trong những điểm đến được chú ý. Dữ liệu thống kê ghi nhận khối nhà ĐTNN đã có tới 7/9 tuần mua ròng qua khớp lệnh với giá trị khá lớn, tính từ thời điểm thị trường bắt đầu phục hồi tuần từ 18/11/2022.

Cụ thể, 2/9 tuần đó nhà ĐTNN chỉ bán ròng nhẹ qua khớp lệnh chưa đến 300 triệu đồng/tuần và dưới 5 tỷ đồng/tuần, trong khi họ mua ròng mạnh ở 7 tuần của quãng giao dịch trên với cao điểm tới trên 160 tỷ đồng/ tuần hoặc những tuần đạt quanh 60 tỷ đồng…

Hiện SHB chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2022, nhưng các quý cập nhật trước đó cho thấy nhà băng này giữ vững đà tăng trưởng nhiều quý liên tiếp, đặc biệt sau khi vốn điều lệ được nâng cao hai năm gần đây.

Ở những dòng chảy khác, hoạt động của SHB gần đây có những chất xúc tác mới và quan trọng, như bước tiếp theo của thỏa thuận bán cổ phần công ty tài chính SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri của Thái Lan - thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG - Nhật Bản, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý công ty này. Giao dịch liên quan dự kiến mang về khoản thặng dư lớn cho SHB, đặc biệt giá trị trong bối cảnh các thương vụ M&A lĩnh vực tài chính tại Việt Nam đang chùng xuống.

Cùng với bước tiến của giao dịch trên, cùng với hoạt động mua ròng mạnh của nhà ĐTNN trên sàn chứng khoán, hoạt động của SHB cũng vừa liên tiếp đón nhận các khoản đầu tư hàng trăm triệu USD từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Tài chính IFC (một thành viên của Ngân hàng Thế giới)…, trong tạo nguồn vốn thúc đẩy tín dụng.

Những dòng chảy trên đang tạo một góc nhìn tổng hòa từ các nhà ĐTNN, định chế tài chính quốc tế, gắn với niềm tin và kỳ vọng lạc quan, đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và SHB nói riêng.

Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu SHB đang quanh mức 10.600 đồng/CP - mức thị giá sau khi đã chia tách trả cổ tức 15% trước đó.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lợi nhuận ngành ngân hàng cao nhất lịch sử nhờ đâu?

Theo giới phân tích, động lực chính thúc đẩy lợi nhuận phục hồi đến từ sự cải thiện đồng thời của cả thu nhập lãi thuần và các nguồn thu nhập phi tín dụng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng chậm.

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Trước nhu cầu cao của thị trường, các nhà băng liên tục tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp với khách hàng vay mua nhà, "phả hơi nóng" vào cuộc đua lãi suất trên thị trường.

Ngân hàng Mỹ "đuối sức" tại Trung Quốc VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng

Tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025.

Giá vàng trong nước và USD ngân hàng đồng loạt tăng VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh

Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Động thái thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ của Techcombank diễn ra sau khi nhà băng này và hãng bảo hiểm Manulife quyết định ngừng hợp tác kinh doanh phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng hồi cuối năm ngoái.

Techcombank chuẩn bị giải tỏa hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ

Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

Ngày 18/02/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?

Tín hiệu thúc đẩy BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2025 – Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm