Kết quả kinh doanh ngành điện quý II/2023: Lợi nhuận “cạn” theo dòng nước

Sau quý I/2023 kém khởi sắc, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp thủy điện trong quý 2 tiếp tục tăng trưởng âm do điều kiện thủy văn không thuận lợi. Nhóm nhiệt điện dù được dự báo sẽ bù đắp những thiếu hụt của nhóm thủy điện nhưng kết quả kinh doanh l

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong quý II/2023, nhất là từ tháng 5 và tháng 6 tình hình cung ứng điện gặp nhiều khó khăn do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhu cầu tiêu thụ điện tăng, tình hình thủy văn không thuận lợi, lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp, cùng với các khó khăn trong vận hành, sửa chữa các nhà máy điện đã ảnh hưởng đến tình hình cung ứng điện. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải thực hiện tiết giảm điện tại một số địa phương, đặc biệt là các địa phương khu vực phía Bắc.

Việc lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp cũng đã tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp thủy điện, khiến bức tranh lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp nhóm này kém khởi sắc. Trong khi đó, nhóm nhiệt điện được kỳ vọng có thể bù đắp cho nhóm thủy điện nhưng lợi nhuận lại không quá khả quan do chi phí giá vốn tăng ăn mòn lợi nhuận.

Lợi nhuận doanh nghiệp thủy điện tiếp tục "đi lùi"

Trong nhóm các công ty thủy điện đã công bố báo cáo tài chính quý II/2023, Công ty CP Thủy điện Bắc Hà (mã BHA) là công ty có lợi nhuận giảm mạnh nhất so với cùng kỳ. Trong kỳ, doanh thu của công ty đạt 51,6 tỷ đồng, giảm 43,6% so với cùng kỳ trong khi giá vốn bán hàng lại đi ngang so với cùng kỳ và chi phí tài chính thậm chí tăng hơn 13% lên 19,4 tỷ đồng.

Kết quả, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế (LNST) chỉ vỏn vẹn 2,2 tỷ đồng, giảm tới gần 94,7% so với cùng kỳ.

Theo lý giải của doanh nghiệp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm là do lưu lượng nước trung bình về hồ quý II/2023 giảm nên sản lượng điện sản xuất ra giảm, dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng do năm 2023 lãi suất cho vay các ngân hàng tăng.

Trước đó, trong quý I/2023, LNST của BHA đã âm hơn 15 tỷ đồng. Nên lũy kế 6 tháng đầu năm, LNST của công ty âm gần 12,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn có lãi hơn 43 tỷ đồng.

Tương tự, trong quý II/2023, LNST của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện miền Bắc 2 (ND2) cũng chứng kiến mức sụt giảm 75,4% so với quý 2 năm ngoái, sau khi đã lỗ nặng trong quý I/2023.

Cụ thể, trong quý II, doanh thu của ND2 giảm hơn 47,5% so với cùng kỳ, xuống 71,3 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, ND2 lãi sau thuế 18,9 tỷ đồng, giảm 75,4% so với cùng kỳ. Do quý I đã lỗ nặng 18,2 tỷ đồng, nên lũy kế 6 tháng, ND2 chỉ còn lãi 646 triệu đồng, trong khi năm ngoái lãi hơn 105 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận sụt giảm mạnh là do doanh thu điện hoàn toàn phụ thuộc vào thuỷ văn. Trong quý II năm nay lượng mưa thấp nhất so với cùng kỳ các năm gần đây. Sản lượng quý II/2023 thấp hơn quý II năm ngoái 69,89 triệu Kwh.

Cùng với lý do điều kiện thủy văn không thuận lợi, lượng mưa thấp, Công ty CP Đầu tư phát triển Bắc Minh (SBM) cho biết, sản lượng điện quý II/2023 của công ty giảm 42,05 Kwh so với cùng kỳ, khiến doanh thu sụt giảm 51 tỷ đồng, dẫn đến LNST quý II/2023 của công ty sụt giảm 70% so với cùng kỳ, đạt 15 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng doanh thu và LNST của công ty đạt 83 và 31 tỷ đồng, lần lượt giảm 44% và 60% so với nửa đầu năm 2022.

Công ty CP Thủy điện Sông Vàng (SVH) sau khi chứng kiến lãi sau thuế quý I/2023 sụt giảm gần 22% (đạt gần 9 tỷ đồng), tiếp tục ghi nhận LNST quý II sụt giảm 78,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 2,6 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng LNST của công ty sụt giảm 51% so với cùng kỳ. LNST của công ty giảm mạnh chủ yếu do doanh thu giảm, trong khi giá vốn tăng, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi cùng kỳ.

thuy-dien-7246.png

Ngoài các doanh nghiệp trên, một loạt doanh nghiệp thủy điện khác cũng ghi nhận lợi nhuận quý II/2023 sụt giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Công ty CP Sông Ba (mã SBA) công bố doanh thu và LNST quý II/2023 lần lượt đạt 49,9 tỷ đồng và 18,9 tỷ đồng, giảm lần lượt 48% và 61% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, doanh thu của công ty giảm 21,6%, còn 149 tỷ đồng và LNST giảm 23,7% xuống 69,4 tỷ đồng.

Công ty CP Thủy điện A Vương (AVC) cùng chứng kiến LNST giảm gần 56%, xuống còn 77,4 tỷ đồng. Trong khi đó, quý I/2023, AVC là doanh nghiệp thủy điện hiếm hoi vẫn báo lãi với LNST đạt 155 tỷ đồng, tăng 57%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, LNST của AVC đạt gần 233 tỷ đồng, giảm 14,7% so với nửa đầu năm ngoái.

Không đến mức sụt giảm mạnh như các doanh nghiệp trên, nhưng trong quý II/2023, lãi sau thuế của Công ty CP Thủy điện Sê San 4A (S4A) giảm gần 41% so với quý II/2022, xuống 18,3 tỷ đồng, khiến LNST lũy kế nửa đầu năm chỉ đạt 40,5 tỷ đồng, giảm 24,2% so với cùng kỳ.

Hay LNST quý II/2023 của Công ty CP Thủy điện miền Nam (SPH) cũng giảm 41% so với quý II/2022, còn 46 tỷ đồng. Nhẹ hơn một chút, Công ty CP Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO (ISH) ghi nhận lãi sau thuế quý II/2023 giảm 6,5% so với quý II/2022, đạt 24,3 tỷ đồng.

Quảng cáo

Công ty CP Thủy điện Hương Sơn (GSM) thậm chí còn lỗ sau thuế 5,5 tỷ đồng trong quý II/2023, (cùng kỳ lãi gần 8 tỷ). Đây cũng là mức lỗ nặng nhất sau 4 năm của doanh nghiệp thủy điện này.

Lợi nhuận doanh nghiệp nhiệt điện phân hóa

Ở nhóm doanh nghiệp nhiệt điện, do ảnh hưởng nắng nóng diện rộng trên cả nước, phụ tải hệ thống điện quốc gia tăng cao, tình hình thuỷ văn không thuận lợi nên sản lượng điện phát của các công ty được huy động tăng hơn so với cùng kỳ.

Theo đó, Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) công bố doanh thu thuần quý II/2023 đạt 1.404 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng cũng tăng 10% lên 1.301 tỷ đồng khiến biên lãi gộp giảm từ 9% xuống 7%.

Bù lại, trong kỳ công ty nhận gần 100 tỷ đồng cổ tức từ các đơn vị góp vốn (quý II/2022, công ty không nhận được cổ tức) dẫn đến doanh thu tài chính trong kỳ đạt 104 tỷ đồng, gấp gần 15 lần so với cùng kỳ do. Đây là nguyên nhân chính khiến LNST của PPC tăng 146% lên 167 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của PPC đạt 2.715 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế và LNST lần lượt đạt 226 tỷ đồng và 207 tỷ đồng, tăng lần lượt 30%, 39% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 85% mục tiêu lợi nhuận trước thuế và 46% chỉ tiêu doanh thu cả năm.

Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số trong quý II/2023. Trong kỳ, doanh thu của công ty đạt hơn 641 tỷ đồng, tăng 218% so với cùng kỳ; song giá vốn hàng bán cũng tăng hơn 3 lần lên 624 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, LNST của doanh nghiệp đạt 27,7 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, BTP thu về hơn 688 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 3,4 lần cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt 42,3 tỷ đồng, gấp 7,1 lần cùng kỳ.

Một doanh nghiệp nhiệt điện khác là Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình (NBP) báo doanh thu thuần quý II đạt 361 tỷ đồng và lãi sau thuế 21,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 65% và 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do quý I/2023 lỗ sau thuế hơn 4,9 tỷ đồng nên lũy kế 6 tháng đầu năm LNST của NBP sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ, đạt 16,9 tỷ.

nhietdien-5577.png

Chiều ngược lại, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) dù báo doanh thu thuần quý II/2023 đạt 3.366 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với cùng kỳ nhưng giá vốn hàng bán trong kỳ tăng 37% khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt 230 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công ty ghi nhận lỗ từ hoạt động tài chính gần 1,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 12 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, lãi sau thuế quý II/2023 của công ty đạt 181 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ban lãnh đạo doanh nghiệp, dù quý II/2023 ghi nhận sản lượng điện tăng cao, giúp doanh thu công ty tăng lên nhưng giá than đã tăng mạnh, khiến chi phí nhiên liệu đầu vào lên cao, làm giảm lợi nhuận. Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh do lãi tiền gửi ngân hàng thấp hơn cùng kỳ năm 2022.

Tính chung 6 tháng đầu năm, HND ghi nhận tổng doanh thu 5.937 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, nhưng lãi sau thuế chỉ đạt 191 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ.

Tương tự, Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) dù ghi nhận doanh thu quý II/2023 tăng 54%, lên 3.708 tỷ đồng, song do giá vốn tăng mạnh 65%, lên 3.409 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp của công ty giảm 14% so với cùng kỳ, đạt 299,4 tỷ đồng.

Sau khi trừ chi phí, công ty lãi sau thuế 248 tỷ đồng trong quý II/2023, giảm nhẹ so với quý II/2022. Lũy kế 6 tháng, QTP thu về 6.704 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34% so với cùng kỳ và hơn 392 tỷ đồng LNST, giảm 34%.

Trong khi đó, Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) công bố cả doanh thu và lợi nhuận quý II/2023 đều sụt giảm so với cùng kỳ, trong đó, doanh thu thuần giảm 19%, xuống 2.183 tỷ đồng và LNST giảm 61%, đạt 144 tỷ đồng.

Lý giải về mức lợi nhuận đi thụt lùi, NT2 cho biết, trong quý II/2023, doanh thu và giá vốn cùng giảm nhưng doanh thu sản xuất điện giảm nhiều hơn giá vốn dẫn đến lợi nhuận gộp về sản xuất điện giảm 60% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, công ty ghi nhận 4.366 tỷ đồng doanh thu thuần và 378 tỷ đồng LNST, giảm lần lượt 7% và 28% so với cùng kỳ. Dù vậy, sau hai quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 80% kế hoạch LNST cả năm đề ra là đạt 474 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Doanh thu và sản lượng bán thép quý III/2024 của Hòa Phát "hạ nhiệt" so với quý trước

Quý III/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu hơn 34.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước song giảm gần 13,5% so với quý liền trước. Nguyên nhân là do thị trường thép vẫn gặp nhiều khó khăn khiến sản lượng và giá bán đều giảm.

2 công ty con của Hòa Phát bị Canada kết luận bán phá giá dây thép Ủy ban châu Âu giới hạn 15% đối với nhập khẩu HRC từ Việt Nam: Hòa Phát chịu ảnh hưởng như thế nào?

“Gánh” 1.400 tỷ đồng nợ trái phiếu, chủ đầu tư The Esme Dĩ An tiếp tục chuỗi ngày kinh doanh thua lỗ

“Gánh” 1.400 tỷ đồng nợ trái phiếu, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thiên Hà – Băng Dương là chủ đầu tư The Esme Dĩ An ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ 375 triệu đồng trong nửa đầu năm nay, tiếp tục kéo dài chuỗi kinh doanh thua lỗ.

Một công ty bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nợ thuế gần nghìn tỷ vừa phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 12,5%/năm MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

Nam Long bổ sung tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu 500 tỷ đồng huy động để triển khai dự án Waterpoint

Nam Long vừa bổ sung 5,4% cổ phần tại Nam Long VCD để làm tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng phát hành nhằm huy động vốn triển khai dự án Waterpoint giai đoạn 2.

Nam Long muốn phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ Nam Long thành lập 2 pháp nhân nhận chuyển nhượng bất động sản tại dự án Waterpoint

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Tàu bay A321 thế hệ mới mang hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp vừa được Airbus bàn giao cho Vietjet tại sân bay Orly (Paris) trước sự chứng kiến và chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãn

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD, dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Hòa Phát nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước 10.000 tỷ đồng. Trong đó, các công ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng & Phát triển Đô thị Hòa Phát.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Hòa Phát có thể lãi ròng hơn 2.200 tỷ đồng trong quý III/2024

Thị trường máy nông nghiệp: Khó cạnh tranh do đâu?

Khó cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc là thực trạng thị trường máy nông nghiệp Việt Nam, do giá thành cao bởi các chính sách về thuế và việc cho phép nhập khẩu máy móc nông nghiệp qua sử dụng không có quy định thời hạn và tiêu chuẩn chất lượng kỹ thu

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân" Chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024, tiếp tục chính sách cho vay vốn hỗ trợ lãi suất

Vinamilk và những dấu mốc hành trình nửa thế kỷ

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) liên tục ghi dấu ấn trên thị trường sữa trong nước và thế giới. Ngay cả sau khi tái định vị thương hiệu Vinamilk vẫn khẳng định được vị thế của mình.

Nghịch lý VNM, "cứu tinh" của thị trường lại đang dò đáy Làm tốt trọng trách trụ đỡ trong 4 tuần, đã đến lúc VNM cần được san sẻ gánh nặng

Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vietjet và CFM International - liên doanh giữa Safran Aircraft Engines và GE Aerospace, ký kết thoả thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B cùng các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các máy bay thân hẹp của hãng, với tổng giá trị 8 tỷ USD.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes gọi tên Vinamilk, Vietjet, Petrolimex… Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD, dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

PNJ bị xử phạt 1,34 tỷ đồng sau đợt thanh tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Quyết định xử phạt nêu nguyên nhân PNJ bị xử phạt là do ban hành quy định nội bộ, các thực hành phân loại khách hàng theo rủi ro, báo cáo giao dịch giá trị lớn và kiểm toán nội bộ chưa đủ chặt chẽ và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền,...

PNJ chốt ngày trả cổ tức 1.400 đồng/cổ phiếu trong tháng 10 Dragon Capital nâng sở hữu tại PNJ, trở lại ghế cổ đông lớn PVD