Chứng khoán 10/10

Hy vọng trở lại với thị trường chứng khoán, nhiều cổ phiếu tăng trần

Mốc 1.000 điểm đã không bị xâm phạm mà thị trường chứng khoán còn có được sự hồi phục khá tốt trong phiên chiều. Nhiều cổ phiếu đã đồng loạt tăng trần khi chốt phiên.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sắc xanh đã được VN-Index lấy lại trong phiên chiều. Tính đến cuối phiên, cả HOSE đã có gần 55% mã tăng giá. Số mã tăng trần của sàn đạt tới 21 mã bao gồm những cổ phiếu có tính thị trường như FRT, DPM, DGW, NKG, DCM, HAH, DGC, VCI, HSG, VGC, IDI, VHC, FTS.

Tại rổ VN30 đã có 17/30 mã tăng với nhiều mã tăng mạnh như MWG (+5,7%), PLX (+5,3%), HPG (+4,3%), GAS (+3,9%), CTG (+3,9%), BVH (+3,7%), SSI (+3,6%), POW (+3,3%)…

Tuy nhiên, biến động của VN30 vẫn có những trở ngại khi VCB (-2,4%) bất ngờ bị đạp trong phiên ATC. Qua đó kéo theo, TCB (-5,3%), TPB (-6,9%), HDB (-3,2%) cũng bị cản trở những nỗ lực cân lệnh bán. Chỉ số VN30 bị đảo chiều trong phiên có nguyên nhân từ chính những biến động của VCB.

Dù sao, nhiễu cũng không quá lớn nên VN-Index chốt phiên vẫn tăng 6,57 điểm lên 1.042,48 điểm (+0,63%). Thanh khoản sàn đạt 15.055 tỷ đồng trong đó có tới 5.202 tỷ đồng thỏa thuận. Các giao dịch trao tay tại nhóm Ngân hàng tiếp tục là tâm điểm chú ý như EIB (3.172 tỷ đồng), TCB (307 tỷ đồng), OCB (176 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, hoạt động giải ngân của khối ngoại cũng đem lại thêm sự tích cực. Họ đã mua ròng tới hơn 550 tỷ đồng với những mã trong top mua vào là NVL, BCM, DGC, HPG.

Với HNX-Index và UPCoM-Index, sắc xanh cũng đều xuất hiện trở lại khi tăng lần lượt 1,66% và 0,2%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn này đạt gần 1.500 tỷ đồng.

***

Tín hiệu khởi sắc đã xuất hiện khi phe mua đã tiếp ứng để kéo chỉ số VN-Index bật lên từ sau 10h50. Chỉ số đã về gần 1.010 điểm rồi nảy lên và thu hẹp đáng kể đà giảm trước đó. Tới cuối phiên, chỉ còn giảm 0,52% xuống 1.030,55 điểm.

Cả cổ phiếu gây áp lực như TCB (-5,3%), TPB (-4,9%), VPB (-4,65%) cũng đã thoát được giá sàn trong khi các như GAS (+4,9%), KDH (+4,2%), MSN (+4%), MWG (+3,3%), HPG (+2,6%) đều mở rộng hơn biên độ tăng.

Dòng tiền cũng tỏ ra rất nhanh nhạy ở các cổ phiếu Midcap và Penny nên đã kéo IDI, DGW tăng trần còn VCI, HAH, HCM FRT, DGC đều đã tăng trên 4%.

Lực bán vẫn còn nhưng VN-Index đã không phản ứng
Diễn biến giao dịch sáng 10/10

Một diễn biến đáng chú ý trong sáng nay là các giao dịch thỏa thuận của các cổ phiếu Ngân hàng như EIB, MBB, TCB đều được thực hiện tại giá trần. Đây là diễn biến rất đáng chú ý bởi một số chuyên gia trước đây cũng từng chia sẻ về dấu hiệu tạo đáy của thị trường thường xuất hiện các giao dịch thỏa thuận lớn. Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận của HOSE trong sáng nay đang là hơn 1.400 tỷ đồng.

Nếu loại đi giao dịch thỏa thuận, khớp lệnh của sàn còn lại hơn 5.700 tỷ đồng, vẫn cao hơn mức bình quân 1 tháng. Nhịp nảy lên của chỉ số trong sáng nay rõ ràng cũng đang được sự ủng hộ của dòng tiền nhỏ lẻ. Diễn biến cần chờ đợi tiếp sẽ là các hoạt động bán giải chấp trong khoảng 14h, nếu chỉ là những dao động không đáng kể thì thị trường có thể sẽ xuất hiện những cơ hội tốt hơn cho nhà đầu tư.

Với HNX-Index, chỉ số đang gần như tương đồng với VN-Index, giảm 0,52% xuống 224,92 điểm. Giá trị giao dịch của HNX đang là hơn 580 tỷ đồng.

***

Thông tin về Vạn Thịnh Phát xảy vào thời điểm VN-Index đã có chuỗi 6 tuần giảm liên tiếp. Đi kèm với đó là nỗi lo về thanh khoản của hệ thống tài chính vĩ mô. Trong khi đó, chứng khoán Mỹ cũng lại quay đầu giảm điểm trong ngày cuối tuần. Các sự kiện này đã buộc cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán đều lên tiếng trấn an nhà đầu tư một cách khẩn trương.

Theo các chuyên gia chứng khoán, lực bán ít nhất sẽ còn khá "rát" trong phiên sáng. Đồng thời việc bán giải chấp vẫn có thể sẽ còn diễn ra đặc biệt trong khoảng 14h do một số công ty chứng khoán có chính sách nhượng bộ khách hàng.

Mốc 1.000 điểm do đó vẫn có nguy cơ bị thử thách. Thậm chí một số quan điểm không mang tính xây dựng còn cho rằng VN-Index có thể sẽ về vùng 950 điểm.

Dù kịch bản nào xảy ra, điều nhà đầu tư mong mỏi nhất là vùng cân bằng sẽ cần sớm được tìm ra. Yếu tố hỗ trợ nhất cho thị trường lúc này chỉ là phiên thứ Sáu tuần vừa qua đã có tiền bắt đáy tham gia khá mạnh tay. Tuy nhiên, thực lực dòng tiền có thể duy trì được hay không vẫn là dấu hỏi lớn.

VN-Index trong khoảng 1 tiếng rưỡi giao dịch phiên đầu tuần vẫn đang phải đương đầu với áp lực bán ra. Tuy nhiên, mốc 1.000 điểm vẫn chưa bị đánh thủng. Chỉ số đang bị kéo xuống 1.018 điểm, giảm hơn 17 điểm tương đương mức giảm 1,71%. Xét trên tương quan khu vực, chênh lệch là không đáng kể nhưng vẫn là thị trường chịu nhiều tổn thương nhất.

Rổ VN30 vẫn còn xuất hiện một số mã giảm sâu như TCB (-6,8%), TPB (-6,7%). Thực tế thì các mã Ngân hàng cùng ngành như VPB (-4,6%), STB (-5,1%), VCB (-3,1%), BID (-2,9%) cũng bị liên đới từ câu chuyện Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB.

Các động thái của cơ quản lý có lẽ mới chỉ có hiệu quả phần nào đó bởi thực tế quyết định hành động vẫn thuộc về nhà đầu tư. Những cổ phiếu có thể hồi phục nhẹ trong rổ như GAS (+3,8%), HPG (+0,6%), MWG (+1,9%) thực tế đang không có nhiều liên quan đến câu chuyện này.

Sự phân hóa đang diễn ra có thể đem lại đôi chút an ủi cho tâm lý chung. Các mã giảm mạnh như DIG (-6,2%), GEX (-5,3%), KBC (-4,7%), KSB (-7%), VND (-4,2%) không xuất hiện quá nhiều trong khi sắc xanh đang xuất hiện ở DGC (+2,7%), DPM (+3,3%), DGW (+3,4%), DCM (+3,04%), NT2 (+2,7%).

Nhiều mã như HDC (-0,35%), VPI (-0,34%), HBC (-2,3%), PAN (-0,81%), REE (-0,27%) hiện chỉ ghi nhận biên độ vừa phải.

Giá trị giao dịch của HOSE tới 10h30 là hơn 3.300 tỷ đồng, tiệm cận mức bình quân 1 tháng. Đương nhiên nếu so sánh với phiên thứ Sáu thì vẫn đang hụt khá xa.

Với HNX-Index, chỉ số đang giảm xuống 224 điểm, giá trị giao dịch đang là trên 350 tỷ đồng thấp hơn không đáng kể so với phiên thứ Sáu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Giá vàng tiếp tục leo thang, USD hạ giá

Cùng đà tăng với giá vàng thế giới, vàng SJC tiếp tục lập mức giá kỷ lục chưa từng có, áp sát mốc 87 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá USD tại các ngân hàng được điều chỉnh giảm.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

Chat với BizLIVE