[Cổ phiếu nổi bật]

HSG có "làm nên chuyện" sau khi đi ngang gần 5 tháng?

HSG là cổ phiếu được ghi nhận sớm nhất trong việc lấy lại xu hướng tăng dài hạn. Tuy nhiên, trạng thái của HSG vẫn chưa thực sự có sự đột phá trong các tháng gần đây.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tăng 40% từ đầu năm 2023, HSG vẫn chưa xác nhận sóng

Tính từ đầu năm, cổ phiếu HSG của CTCP Tập đoàn HSG đã tăng hơn 40%, vượt trội so với thành tích tăng khoảng 10% của VN-Index.

Tuy nhiên, thực tế thành quả tăng giá của HSG tập trung hầu hết vào tháng 1 đầu năm, thời điểm thị trường bắt đầu ghi nhận hiệu ứng tâm lý từ sóng Đầu tư công.

Kể từ tháng 2/2023 cho đến nay, HSG dao động trong khu vực 13.500-17.500 đồng/cổ phiếu. Dù đã tăng hơn 5% từ đầu tháng 6, HSG cũng chưa thể bứt ra khỏi "chiếc hộp Darvas" này.

Trạng thái kỹ thuật với việc lấy lại các đường xu hướng dài hạn và ngắn hạn cũng chưa có nhiều ý nghĩa với trường hợp của HSG. Trong quá khứ, điều này đã từng xảy ra với HSG trong cả giai đoạn 2019-2020 khi cổ phiếu chủ yếu chỉ đi ngang.

HSG có "làm nên chuyện" sau khi đi ngang gần 5 tháng? ảnh 1

Vì vậy, quá trình vận động của HSG sẽ còn nhiều xáo trộn trong "hộp Darvas". Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn là sẽ bên tham gia sôi động nhất trong khi nhóm trung và dài hạn sẽ có cách tiếp cận chậm rãi hơn.

Triệt tiêu được rủi ro trích lập đầu vào

Trong nửa đầu niên độ tài chính 2022-2023, Hoa Sen ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng (LNR) giảm mạnh, lần lượt đạt 15.023 tỷ (-49,4%) và -429 tỷ đồng. Sản lượng tôn mạ và ống thép trong nửa đầu năm của Hoa Sen lần lượt đạt 479.935 tấn (-39%) và 135.917 tấn (-24%), trong đó sản lượng tôn mạ xuất khẩu chiếm 43,3% tổng sản lượng tôn mạ của HSG.

CTCK Mirae Asset Vietnam (MAS) cho biết điểm sáng nhất của Hoa Sen là việc biên lợi nhuận gộp đã hồi phục rất mạnh, trở lại mức 12,8% trong nửa đầu niên độ tài chính nhờ hoàn nhập 530 tỷ dự phòng hàng tồn kho (HTK).

Trước đó, rủi ro của HSG đã tăng cao khi tỷ lệ HTK/Tổng tài sản ở mức 61% trong quý 2/2022 trong bối cảnh nhu cầu thép trên thế giới suy giảm do ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế.

Giai đoạn quý 4/2022 – quý 1/2023, HSG đã ghi nhận lỗ 1.567 tỷ đồng. Tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi HRC ổn định ở mức 500 – 650 USD/tấn, qua đó giúp biên lợi nhuận gộp hồi phục lên mức 12,8% trong quý 2/2023 (-2,8% trong quý 4/2022) với tỷ lệ HTK/Tổng tài sản đã hạ xuống mức 20,6% trong cuối quý 2/2023.

MAS đánh giá HSG hầu như đã bán hết lượng HTK giá cao và không còn rủi ro trích lập trong giai đoạn nửa cuối niên độ 2023 – 2024. Dự phóng HSG sẽ tiếp tục hoàn nhập 185 tỷ dự phòng HTK trong giai đoạn này.

Trong niên độ 2021-2022, thị phần nội địa mảng tôn mạ của HSG giảm mạnh, từ 35,9% xuống 28,7%, do lợi nhuận gộp mảng xuất khẩu năm 2022 cao hơn nội địa là 3%.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu suy giảm nhu cầu, MAS cho rằng HSG sẽ quay lại tập trung cho thị trường nội địa.

Giai đoạn 2016-2021, thị trường nội địa là thị trường chính tạo ra lợi nhuận cho HSG nhờ thương hiệu, hệ thống phân phối lớn với biên lợi nhuận gộp nội địa luôn cao hơn thị trường xuất khẩu.

MAS cho biết sản lượng dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1,55 triệu tấn (-14,7%) và 1,73 triệu tấn (+11,6%). Doanh thu thuần niên độ tài chính 2023 và 2024 của HSG có thể lần lượt đạt 34.756 tỷ đồng (-30%) và 40.323 (+16%). Lợi nhuận ròng của HSG sẽ tương ứng lần lượt đạt 246 tỷ (-13,8%) và 1.070 tỷ (+335%).

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE