"Có sơ sở để kỳ vọng GDP năm 2024 đạt 7%"

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, sau kết quả tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm rất tích cực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5 - 7%, phấn đấu đạt mức cao 7% để có những chỉ đạo quyết liệt hơn.

thu truong tran quoc phuong
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương - Ảnh: VGP

Chiều 6/7, thông tin tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 về mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết, tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm rất tích cực. Đặc biệt, tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,93% so với cùng kỳ, đưa GDP 6 tháng tăng 6,42%, vượt cận trên kịch bản tại Nghị quyết 01 (6%).

“Đây được đánh giá như là một tăng trưởng đột phá, tạo nền tảng khá tốt để có thể đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 01 của Chính phủ và cũng đúng theo mục tiêu của Nghị quyết 01 là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên nền tảng duy trì kinh tế vĩ mô”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá.

Với kết quả tích cực như vậy, trong báo cáo trình Chính phủ, Bộ KH&ĐT đã nghiên cứu xây dựng 2 phương án kịch bản để trình Chính phủ, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành những tháng cuối năm.

Ở kịch bản thứ nhất, tăng trưởng cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị), tăng trưởng quý III là 6,5%, quý IV là 6,6% (kịch bản tại Nghị quyết số 01 là 6,7% và 7%).

Ở kịch bản thứ hai, tăng trưởng cả năm đạt 7%, tăng trưởng quý III là 7,4%, quý IV là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01 là 0,7% và 0,6%.

Phân tích về hai kịch bản, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, ở kịch bản thứ nhất, nếu tăng trưởng cả năm là 6,5% thì tăng trưởng quý III, IV chỉ khoảng 6,5%. Quý III và IV là các quý động lực của năm, nếu như chỉ mức độ 6,5% thì hoàn toàn khả thi.

“Chúng ta hoàn toàn có sơ sở để kỳ vọng kết quả cao hơn, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra, tăng cao hơn 6,5%”, Thứ trưởng Phương nói.

Do đó, Thứ trưởng cho biết, Bộ KH&ĐT đã tính toán, tham mưu, báo cáo Chính phủ phương án cao hơn, đó là kịch bản thứ hai với dự kiến cả năm đạt 7%.

Quảng cáo

Nếu theo phương án này, quý III và IV GDP sẽ lần lượt tăng khoảng 7,4-7,6%. Mặc dù trên 7% là mức cao nhưng hoàn toàn có khả năng phấn đấu được. Vì vậy, Bộ KH&ĐT kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5 - 7% và phấn đấu cao hơn 7% để có những chỉ đạo quyết liệt hơn, hướng đến mục tiêu này.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, mục tiêu cao này có thể đạt được dựa trên 6 yếu tố.

Thứ nhất là xu hướng tăng trưởng tích cực của khu vực và thế giới.

Thứ hai, động lực để đầu tư bao gồm cả đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là đầu tư FDI, đều tăng trưởng tích cực.

Thứ ba, các động lực về xuất khẩu đã phục hồi và tỷ lệ các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Do đó, cần duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn có dấu hiệu chậm lại như Trung Quốc, Nhật Bản...

Thứ tư, du lịch phục hồi khá mạnh mẽ. Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đông hơn, đã đạt trên 8 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm nên hoàn toàn có thể hướng tới kỳ vọng năm nay khách du lịch đạt hơn 10 triệu, khoảng 14-15 triệu khách. Đây là yếu tố rất tốt có thể tác động đến khu vực dịch vụ.

Thứ năm, hiện nay, Quốc hội đã thông qua hiệu lực của 3 luật rất quan trọng là Luật Đất đai, Luật Bất động sản và Luật Kinh doanh nhà ở. Ba luật này sẽ có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản mà 6 tháng đầu năm là mảng gặp rất nhiều khó khăn. Với các quy định mới thông thoáng hơn và tạo điều kiện hơn, thị trường bất động sản sẽ có tín hiệu khởi sắc trong 6 tháng cuối năm, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Thứ sáu, là sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương đầu tàu kinh tế như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương... "Nếu các địa phương này tăng trưởng cao hơn, sẽ giúp tăng trưởng cả nước vượt 6,5%", Thứ trưởng nói.

Ngoài ra, Thứ trưởng Phương cho biết, thu hút FDI đến nay cũng đang có những kết quả tích cực. 6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1%. Trong đó, FDI đăng ký mới là hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%. Đây là con số đáng lưu ý, bởi vốn đăng ký mới tức là dự án mới vào sẽ gia tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%, cũng là mức tăng trưởng khá. Trong đó cũng có ghi nhận rất nhiều dự án mới, quy mô lớn được đầu tư.

Trong 6 tháng cuối năm theo báo cáo của Bộ KH&ĐT cũng như đánh giá của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, triển vọng thu hút FDI vẫn trong xu hướng tích cực. Qua đó, có thể kỳ vọng thu hút vốn FDI cả năm 2024 có thể đạt khoảng 39-40 tỷ USD, tương đương hoặc cao hơn chút so với năm 2023.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

TS. Nguyễn Trí Hiếu: 4 “biến số” với nền kinh tế Việt Nam năm 2025

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định năm 2025 có thể sẽ là một năm đầy thử thách cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có 4 “biến số” cần lưu ý liên quan đến vấn đề tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và một số vấn đề nội tại của nền kinh tế

Hơn 2,9 triệu tỷ đồng vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,4% năm 2024 và 6,6% năm 2025

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,4% năm 2024 và 6,6% năm 2025

Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6,0% trong năm 2024 và lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025.

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2024 ở mức 2,5%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu những động lực để đạt tăng trưởng 8% năm 2025

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khẳng định để đạt được mục tiêu cao "phải bắt đầu hành động ngay và không bàn đến vấn đề quá sức hay không quá sức mà đã đặt ra thì phải quyết tâm làm".

Nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam Thủ tướng: Phấn đấu GDP Việt Nam đạt 780 - 800 tỷ USD năm 2030, vào top 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới

CPI bình quân 11 tháng tăng 3,69% so với cùng kỳ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước chủ yếu do chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng.

Giá lương thực, thực phẩm tăng sau bão đẩy CPI tháng 9 tăng 0,29% CPI tháng 9 tại Mỹ tăng vượt dự báo, Fed gần như "hết cửa" hạ lãi suất 50 điểm cơ bản trong lần tới?

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD