Hà Nội định hình 5 vùng đô thị lớn, trục không gian chiến lược

Theo quy hoạch chung đến năm 2065, Thủ đô Hà Nội sẽ trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Quy mô lập quy hoạch khoảng 3.359,84 km2, Thủ đô Hà Nội gồm 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã, các mốc thời gian đến năm 2030, 2045 và 2065.

Trong đó, mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội là đô thị hiện đại, trung tâm hỗ trợ thúc đẩy liên kết vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp của cả nước, điểm đến kinh tế, văn hóa hấp dẫn của quốc tế.

Đến năm 2045, Hà Nội là Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, trung tâm tài chính, dịch vụ, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của châu Á và quốc tế.

Đến năm 2065, Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Xác định 5 vùng đô thị lớn

Dự báo phát triển về dân số của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 dự kiến là 12 triệu người (trong đó thường trú khoảng 10,5 triệu người); tỷ lệ đô thị hóa đạt 65% - 70%.

Đến năm 2045 là 14,6 triệu người (trong đó thường trú khoảng 13 triệu người); tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 75%.

Về sử dụng đất, đến năm 2030, đất xây dựng khoảng 148.000 - 150.000 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 89.000 - 90.000 ha (chiếm 26 - 27% diện tích toàn thành phố), đất xây dựng khu vực nông thôn khoảng 59.000 - 60.000 ha.

Đến năm 2045, đất xây dựng khoảng 198.000 - 200.000 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 124.000 - 125.000 ha (chiếm 37 - 38% diện tích toàn thành phố), đất xây dựng khu vực nông thôn khoảng 74.000 - 75.000 ha.

Quy hoạch xác định cấu trúc phát triển đô thị là vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị gồm:

Vùng đô thị phía Nam sông Hồng, gồm khu vực nội đô lịch sử, nội đô lịch sử mở rộng, khu vực mở rộng đô thị về phía Tây và Nam - Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì và một phần thuộc Thanh Oai, Thường Tín.

Vùng đô thị phía Đông gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Vùng đô thị phía Bắc gồm huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn (dự kiến hình thành thành phố phía Bắc).

Vùng đô thị phía Tây gồm thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, trong đó có dự kiến hình thành thành phố phía Tây trong tương lai, nâng loại đô thị thành phố Sơn Tây.

Vùng đô thị phía Nam gồm các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, có tính đến nghiên cứu thành phố phía Nam trong tương lai.

Hệ thống đô thị vệ tinh và sinh thái được phân cách bằng hành lang xanh, nêm xanh, liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, hướng tâm.

Quảng cáo

5 trục không gian quan trọng

Cấu trúc khung không gian theo các trục giao thông vành đai và hướng tâm: Kết nối đô thị trung tâm, các vùng đô thị và các đô thị vệ tinh thông qua các vành đai (vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5, vành đai 4, vành đai 5, cao tốc Tây Bắc...).

Các trục hướng tâm gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 1B; quốc lộ 2; quốc lộ 3; quốc lộ 5; quốc lộ 6; quốc lộ 32; trục Hà Đông - Xuân Mai; đại lộ Thăng Long; trục đường Tây Thăng Long; trục đường Hồ Tây - Ba Vì; đường Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình; trục kinh tế phía Nam; trục Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp...).

5 trục không gian quan trọng được định hướng gồm trục sông Hồng, trục Hồ Tây - Ba Vì, trục Hồ Tây - Cổ Loa, trục Nhật Tân - Nội Bài và Trục Nam Hà Nội.

Phát triển 23 khu công nghiệp

Quy hoạch nêu rõ, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội gồm các khu cụm công nghiệp, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, công sở, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao...

Quy hoạch phát triển 23 khu công nghiệp (gồm 8 khu công nghiệp đang hoạt động, 2 khu công nghiệp đang trong triển khai, 13 khu công nghiệp quy hoạch mới), tổng diện tích khoảng 5.800 ha, dự trữ quỹ đất khoảng 800 ha tại khu vực huyện Thường Tín, Phú Xuyên và Sóc Sơn phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp.

Phát triển cụm công nghiệp, làng nghề theo hướng cụm công nghiệp xanh, hạ tầng hiện đại, thông minh, ứng dụng công nghệ cao, gắn với khu vực có điều kiện hạ tầng thuận lợi.

Chuyển đổi và di dời các khu cụm, làng nghề sản xuất gây ô nhiễm. Kiểm soát chặt các cụm công nghiệp, làng nghề nằm trong vùng hành lang xanh, đảm bảo tiêu chí phát triển mới được hình thành.

Xây dựng tuyến hành lang du lịch

Khu vực đô thị trung tâm, phát triển các khu thương mại - dịch vụ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; các tuyến phố thương mại văn minh, hiện đại; hình thành và mở rộng các tuyến phố đi bộ và phát triển mô hình kinh tế ban đêm gắn với hoạt động du lịch.

Phát triển dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại và các dịch vụ khác; hình thành các trung tâm mua sắm, dịch vụ, khu vui chơi giải trí chất lượng cao, mang tầm khu vực và thế giới.

Đáng chú ý, dịch vụ du lịch được tập trung đến các không gian phát triển các hành lang du lịch, gồm: Tuyến dọc theo hành lang trục sông Hồng, sông Đuống; du lịch theo trục sông Đáy, sông Tích; du lịch theo sông Tô Lịch và sông Nhuệ.

Hà Nội trở thành trung tâm y tế lớn của cả nước

Bố trí quỹ đất xây dựng các bệnh viện khoảng 650 - 700 ha, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm ý tế lớn của cả nước, công nghệ hiện đại.

Phát triển các trung tâm y tế khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập tại các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái, thị trấn giải quyết vấn đề khám chữa bệnh cho địa phương sở tại.

Bố trí quỹ đất cho các tổ hợp công trình y tế, cụm công trình y tế tại các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái phục vụ cho Thành phố và cấp vùng.

Nâng cấp các bệnh viện, cơ sở y tế hiện có trong nội đô, khai thác phục vụ cộng đồng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; di chuyển các cơ sở y tế điều trị các bệnh truyền nhiễm, mức độ lây nhiễm cao ra khỏi nội đô.

Theo Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

KienlongBank có Phó Tổng Giám đốc mới

Ngân hàng TMCP Kiên Long - Kienlongbank vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trợ lý Tổng Giám đốc, giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ ngày 3/1/2025, thời hạn bổ nhiệm 12 tháng.

16 cá nhân cùng 5 tổ chức nắm hơn 70% vốn điều lệ KienlongBank KienlongBank sắp họp bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT Kienlongbank dự kiến chào bán 2.500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

Dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33/NQ-CP không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm của ngân hàng

Dư nợ cho vay các đối tượng thuộc Chương trình cho vay nhà ở xã hội được các ngân hàng đã đăng ký tham gia sẽ không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm của các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước thông báo.

Chuỗi tăng trưởng lợi nhuận CTCK gián đoạn, chỉ 1 "ông lớn" đạt dư nợ trên 20.000 tỷ Để dư nợ chứng khoán lập kỷ lục, CTCK đang chấp nhận đánh đổi nguồn thu

Sau Metro Bến Thành - Suối Tiên, điểm tên 7 tuyến metro sẽ được TP.HCM ưu tiên đầu tư: Dài 355 km, tổng vốn đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD

Thành phố sẽ phát triển 12 tuyến đường sắt đô thị gắn với việc hình thành phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD có tính liên kết Vùng Đông Nam Bộ, trong đó chú trọng phát triển các tuyến đường sắt đô thị hiện đại kết nối các đô thị vệ tinh, khu công

Anh: Metro Bank bị phạt hơn 20 triệu USD vì buông lỏng giám sát rửa tiền TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Bán ròng kỷ lục năm 2024, khối ngoại liệu có quay lại mua ròng năm 2025?

Năm 2024, khối ngoại bán ròng gần 94.450 tỷ đồng trên toàn thị trường, tương ứng khoảng 3,7 tỷ USD. Kỳ vọng thị trường được nâng hạng năm 2025, một số dự báo cho rằng khối ngoại sẽ quay trở lại mua ròng.

Lo lắng về tỷ giá, thị trường chứng khoán đánh mất xu hướng tăng dài hạn Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam "đánh rơi" 15 điểm trong phiên cuối tuần?

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025

Theo nhà cung cấp dữ liệu tài chính Trung Quốc Wind, vào ngày giao dịch cuối cùng của năm 2024, tỷ giá đồng NDT đã chạm mức 7,3698 NDT đổi 1 USD. Đây là mức tỷ giá thấp nhất kể từ tháng 10/2022.

Tham vọng của Trung Quốc đưa đồng NDT "thế chân" USD trong giao dịch dầu mỏ sẽ thành công? Tỷ trọng của đồng NDT trong thanh toán toàn cầu cao kỷ lục

Thị trường bán lẻ Việt Nam hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng dài hạn

Với dân số trẻ, tầng lớp trung lưu mở rộng và hạ tầng cải thiện, thị trường bán lẻ Việt Nam hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng dài hạn, trong đó TP.HCM sẽ là trung tâm phát triển sôi động.

Giá thuê mặt bằng giảm và khách thuê được ưu ái Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới