Giá vàng thế giới trải qua tuần giao dịch nhiều biến động

Giá vàng thế giới biến động bất nhất trong tuần giao dịch vừa qua, chi phối bởi sự lên xuống của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ, trong khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát mới của Mỹ.

Người dân chọn mua vàng trang sức tại cửa hàng ở Bhopal, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Giá vàng thế giới biến động bất nhất trong tuần giao dịch vừa qua, chi phối bởi sự lên xuống của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ.

Trong khi đó, các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng chờ đợi dữ liệu lạm phát mới của Mỹ.

Phiên cuối tuần ngày 28/6, giá vàng ổn định sau khi báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ nhìn chung phù hợp với dự báo, làm tăng hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể hạ lãi suất vào tháng Chín.

Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch COMEX (Mỹ), giá vàng giao ngay đi ngang ở mức 2.326,47 USD/ounce. Giá vàng giao ngay đã tăng hơn 4% trong quý 1. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn chỉ tăng nhẹ 0,1% trong phiên này, lên 2.339,6 USD/ounce.

Ông David Meger, Giám đốc giao dịch và đầu tư tại công ty giao dịch hàng hóa kỳ hạn High Ridge Futures, nhận định: “Chúng ta nhận thấy xu hướng lạm phát đang giảm dần. Kết quả là lợi suất trái phiếu tiếp tục giảm, trái phiếu tăng và điều đó phần nào hỗ trợ thị trường vàng."

Vàng được hưởng lợi khi lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, khiến kim loại này trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Ngày 28/6, kỳ vọng của thị trường vào khả năng Fed sẽ hạ lãi suất trong tháng 9/2024 và một lần nữa vào tháng 12/2024 lại tăng lên, sau khi xuất hiện dấu hiệu cho thấy lạm phát của Mỹ không tăng trong tháng 5/2024.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của nước này trong tháng 5, không tăng so với tháng trước đó và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đúng với dự đoán của Phố Wall.

Trong khi đó, PCE cốt lõi của tháng 5 (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và cũng tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, không nằm ngoài dự đoán của thị trường. Tháng 5 ghi nhận mức tăng chỉ số PCE hàng tháng của Mỹ - thước đo lạm phát ưu thích của Fed, thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

Theo nghiên cứu của tổ chức Conference Board, niềm tin của người tiêu dùng ở Mỹ đã tăng trở lại trong tháng 5/2024 sau ba tháng giảm liên tiếp, song người Mỹ vẫn lo lắng về lạm phát và lãi suất tăng cao. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của người dân Mỹ đã tăng từ mức 97,5 điểm trong tháng Tư lên mức 102 điểm trong tháng Năm. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng chỉ số này sẽ giảm trở lại.

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đo lường đánh giá của cả người dân Mỹ về điều kiện kinh tế của họ tại thời điểm hiện tại và nhận định về triển vọng trong sáu tháng tới.

Thước đo kỳ vọng ngắn hạn của người Mỹ về thu nhập, kinh doanh và thị trường việc làm đã tăng lên 74,6 trong tháng này từ mức ảm đạm 68,8 trong tháng Tư. Chỉ số này nếu ở mức dưới 80 điểm có thể báo hiệu một cuộc suy thoái tiềm tàng trong tương lai gần.

Kỳ vọng của người tiêu dùng về một cuộc suy thoái trong năm tới đã tăng trở lại vào tháng 5/2024 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh điểm hồi tháng 5/2023. Kết quả cuộc thăm dò cho thấy hơn 2/3 số người tham gia cuộc khảo sát cho biết, họ tin rằng khả năng xảy ra một cuộc suy thoái là “phần nào” hoặc “rất” có khả năng xảy ra trong 12 tháng tiếp theo.

Kết quả này trái ngược với kết quả cuộc khảo sát của Conference Board đối với các CEO, trong đó chỉ có khoảng 1/3 trong số họ dự đoán suy thoái kinh tế có thể xảy ra trong 12-18 tháng tới.

Quảng cáo
Người dân mua sắm tại siêu thị ở San Mateo, California, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Conference Board cho biết số người trả lời rằng họ dự định sẽ mua ô tô đã tăng nhẹ trong tháng thứ hai liên tiếp và những người cho biết họ dự định mua một thiết bị gia dụng đắt tiền đã tăng lần đầu tiên sau vài tháng giảm liên tiếp.

Số người tiêu dùng cho biết họ dự định mua nhà vẫn ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2012. Doanh số bán nhà hiện tại sụt giảm trong tháng Tư do lãi suất vay thế chấp cao và giá cả tăng cao làm nản lòng các khách hàng tiềm năng.

Quan điểm của người tiêu dùng về điều kiện hiện tại đã tăng lên 143,1 điểm trong tháng Năm từ mức 140,6 điểm trong tháng Tư.

Hầu hết các chỉ số kinh tế đều cho thấy nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái tốt theo tiêu chuẩn lịch sử, mặc dù có một số dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng đang hạ nhiệt.

Nền kinh tế Mỹ đã giảm tốc mạnh trong quý 1 xuống mức 1,6% do lãi suất cao, giảm so với tốc độ tăng trưởng nhanh 3,4% trong ba tháng cuối năm 2023.

Doanh số bán lẻ không thay đổi trong tháng Tư so với mức tăng 0,6% trong tháng Ba do giá cả vẫn ở mức cao và lãi suất cao khiến người mua hàng ngần ngại hơn khi mua hàng bằng thẻ tín dụng.

Chi tiêu thận trọng hơn do lạm phát đã khiến một số hãng bán lẻ lớn đưa ra các chương trình giảm giá trong mùa Hè này. Báo cáo thu nhập hàng quý mới nhất của các hãng bán lẻ lớn cho thấy mặc dù người tiêu dùng không ngừng chi tiêu nhưng họ ngày càng trở nên quan tâm đến giá cả và kén chọn hơn.

Cuộc khảo sát của Conference Board cũng cho thấy niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường lao động được cải thiện trong tháng Năm, bất chấp việc tuyển dụng chậm lại một tháng trước đó.

ttxvn-thi-truong-lao-dong-2506.jpg.webp
Người lao động tìm việc tại hội chợ việc làm ở Los Angeles, bang California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thị trường lao động tiếp tục tạo ra việc làm, mặc dù không ở tốc độ chóng mặt như trong thời kỳ phục hồi sau đại dịch. Các nhà tuyển dụng Mỹ đã tạo thêm 175.000 việc làm trong tháng Tư, ít hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế và giảm từ mức 315.000 trong tháng Ba. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng lên tới 3,9% nhưng đây là tháng thứ 27 liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 4% - khoảng thời gian dài nhất kể từ những năm 1960.

Theo công cụ CME FedWatch, giới đầu tư đang dự báo xác suất 68% Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng Chín tới, cao hơn so với mức xác suất 64% trước khi công bố dữ liệu lạm phát.

Chủ tịch Fed bang San Francisco, Mary Daly - cũng là thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) năm 2024, cho biết dữ liệu lạm phát mới nhất là “tin tốt cho thấy chính sách lãi suất đang có hiệu quả."

Đầu tuần này, ngân hàng Bank of America (BofA) nhận định rằng giá vàng có thể đạt 3.000 USD/ounce trong 12-18 tháng tới, mặc dù dòng tiền không thể hiện cho mức giá đó ngay bây giờ.

Thị trường cũng đang thận trọng trước những dấu hiệu Nhật Bản can thiệp vào đồng yen khi đồng nội tệ Nhật Bản rơi xuống gần mức thấp nhất trong 38 năm. Sự bất ổn kinh tế có xu hướng thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.

 

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”

Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm phiên 20/12

Dữ liệu cho thấy tăng trưởng của kinh tế Mỹ và chi tiêu tiêu dùng vượt dự báo cũng không thể xoa dịu những lo ngại rằng Fed sẽ giữ chi phí đi vay ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Đà giảm điểm chi phối các TTCK châu Á trước thềm cuộc họp của Fed Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cùng có tuần tăng điểm, trái ngược với tuần giảm thứ 2 liên tiếp của VN-Index. Những vận động mới đã giúp cho bức tranh thị trường sinh động hơn sau chuỗi phiên giao dịch ảm đạm.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang