Giá vàng tăng sốc, Chính phủ yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu, khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213 ngày 10/5/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Thông báo kết luận nêu rõ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đã triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng, tuy nhiên tình hình chưa có nhiều chuyển biến, giá vàng miếng trong nước tiếp tục tăng, tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng miếng trong nước và giá vàng thế giới chưa được khắc phục.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian qua và diễn biến thị trường trong nước, quốc tế để theo thẩm quyền xem xét thực hiện kịp thời hơn, hiệu quả hơn các giải pháp, công cụ điều hành theo quy định pháp luật .

Từ đó ổn định, bình ổn ngay thị trường vàng theo mục tiêu đề ra, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn hoạt động của thị trường vàng. Khắc phục ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao.

Bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, hiệu quả, lành mạnh, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, không để vàng hóa nền kinh tế và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng, việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.

Quảng cáo

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 5/2024, không để chậm trễ hơn nữa.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng theo đúng quy định pháp luật.

Quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng miếng, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi vi phạm pháp luật, buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…

Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 24 để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách quản lý thị trường vàng phù hợp với thực tiễn, đúng quy định pháp luật. Có công cụ kiểm soát, quản lý hiệu quả, hiệu lực đối với thị trường vàng và có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vàng.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vàng thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng theo từng lần, kiên quyết không để chậm trễ. Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thành chậm nhất trong quý II/2024.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức 5 lần đấu thầu vàng miếng SJC. Trong 5 lần Ngân hàng Nhà nước gọi thầu, có tới 3 lần bị hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp bỏ phiếu.

Lần đầu tiên tổ chức thành công là hôm 23/4 bán được 3.400 lượng vàng trên tổng số 16.800 lượng chào bán. Lần thứ hai là ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng/16.800 lượng chào bán với giá trúng thầu là 86,05 triệu đồng/lượng. Như vậy, tổng số lượng vàng đấu giá thành công sau hai phiên này là 6.800 lượng.

Động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng sẽ giúp tăng cung vàng trên thị trường và hạ nhiệt giá vàng. Tuy nhiên, đến nay giá vàng SJC không những không được kéo xuống mà còn tăng lên mức kỷ lục chưa từng có, vượt 90 triệu đồng/lượng trong phiên 10/5 vừa qua.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và tiếp tục bỏ xa các ngân hàng tư nhân.

Ngành ngân hàng 2025: Thách thức cũ và động lực mới Việt Nam sắp có ngân hàng tư nhân đầu tiên sở hữu tổng tài sản đạt mốc 1 triệu tỷ đồng

Lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng gì vào năm mới?

Khi 2025 đang nhận được nhiều kỳ vọng sẽ là năm bước ngoặt đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, các lãnh đạo ngân hàng từ Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đến MB đã đưa ra những kiến nghị quan trọng, tập trung vào tăng cường vốn điều lệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài chính xanh và hoàn thiện khung pháp lý...

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh Lợi nhuận ngân hàng Vietcombank lập mức cao kỷ lục mới Hé lộ nhiều ngân hàng lợi nhuận tỷ đô

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Trường kỳ nỗ lực nhà băng tăng vốn

Năm 2024 ghi nhận nhiều thương vụ tăng vốn của các ngân hàng, từ các ngân hàng quy mô nhỏ đến lớn. Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt và đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn, được dự báo sẽ khiến cho cuộc đua tăng vốn thêm sôi động trong năm 2025.

Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024? Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất

Ngân hàng Nhà nước & định hướng điều hành 2025

Năm 2024 chứng kiến nhiều thách thức và cơ hội trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục biến động phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt, từ việc ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay đến tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu, nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo kinh doanh của các ngân hàng Nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cả năm 2024 tăng mạnh Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng năm 2025

Hành trình Sacombank vượt khó và gần 1 tỷ USD chờ chia

Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, đã trải qua gần một thập kỷ tái cơ cấu với vô vàn thách thức. Từ thương vụ sáp nhập với Southern Bank vào năm 2015, ngân hàng không chỉ gánh trên vai khối nợ xấu khổng lồ, mà còn phải ngừng chi trả cổ tức suốt gần 10 năm.

Sacombank báo lãi trong quý III/2024 Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank