Thuế mới của Mỹ đe dọa chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu

Lần đầu tiên kể từ thời thuộc địa, Mỹ áp thuế lên cà phê nhập khẩu - động thái được dự báo sẽ làm tăng chi phí và khiến chuỗi cung ứng thêm phần phức tạp đối với các nhà nhập khẩu và rang xay.

a-nh-ma-n-hi-nh-2024-09-17-lu-c-07-51-54-20240917075336.png
Thuế mới của Mỹ đe dọa chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Lần đầu tiên kể từ thời thuộc địa, Mỹ áp thuế lên cà phê nhập khẩu - động thái được dự báo sẽ làm tăng chi phí và khiến chuỗi cung ứng thêm phần phức tạp đối với các nhà nhập khẩu và rang xay trong bối cảnh giá cà phê toàn cầu đã ở gần mức cao kỷ lục.

Hôm 2/4 (giờ địa phương), Mỹ công bố mức thuế 32% đối với cà phê từ Indonesia, nhà sản xuất cà phê lớn thứ tư thế giới. Các nước trồng cà phê ở Trung và Nam Mỹ như Brazil và Colombia cũng bị áp mức thuế 10%.

Quảng cáo

Ông Tomas Araujo, một nhà môi giới tại StoneX, nhận định: “Trong thời gian tới, đây sẽ là thách thức đối với chuỗi cung ứng và người tiêu dùng, do chi phí tăng cao”.

Hiện chưa rõ liệu các lô hàng đang trên đường đến Mỹ có bị áp mức thuế mới này hay không. Ngoài cà phê, Mỹ cũng áp thuế lên các nước xuất khẩu ca cao - nguyên liệu chính để làm sôcôla. Coote d'Ivoire, nước xuất khẩu ca cao số 1 thế giới, phải chịu mức thuế 21%.

Bà Judith Ganes, chuyên gia phân tích hàng hoá mềm và Chủ tịch hãng tư vấn J Ganes Consulting, nhận định: “Ngành cà phê và các nhà sản xuất bánh kẹo chắc chắn sẽ vận động mạnh để loại bỏ thuế với các mặt hàng này. Tôi nghi ngờ khả năng những mức thuế này sẽ được giữ lâu dài”.

Theo giới chuyên gia, các nhà rang xay cà phê Mỹ có thể sẽ phải chuyển sang sử dụng cà phê robusta của Brazil còn gọi là conilon thay thế cho nguồn cung từ các nước bị áp thuế cao hơn. Tuy nhiên, Brazil chủ yếu sản xuất cà phê arabica - loại cà phê nhẹ hơn - nên nguồn cung robusta của nước này khá hạn chế.

Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải cạnh tranh với ngành công nghiệp nội địa Brazil để mua conilon, trong khi châu Âu và Trung Quốc có thể hưởng lợi khi tiếp tục tiếp cận nguồn cung cà phê robusta Việt Nam với giá thấp hơn.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo tại Tokyo tăng vọt 90%, CPI cốt lõi tháng 3 tăng 2,4%

Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, với tác động ở mức độ hạn chế từ việc chính phủ gần đây giải phóng kho gạo dự trữ.

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng

Một doanh nghiệp bất động sản lấn sân sang làm nông nghiệp

Tập đoàn Danh Khôi hợp tác chiến lược với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm năng để làm tiền đề phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sau khi công ty bất động sản này lỗ ròng hợp nhất hơn 63 tỷ đồng trong năm 2024.

Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?

Chính sách thuế quan đe dọa đẩy giá cà phê Mỹ tăng cao kỷ lục

Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ đã kêu gọi chính quyền Mỹ miễn trừ thuế đối với mặt hàng cà phê, cảnh báo rằng các mức thuế bổ sung đối với Canada và Mexico có thể đẩy giá cà phê tại Mỹ tăng tới 50%.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 Cà phê trong cơn "bão giá"

Chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm

Việc nối lại xuất khẩu gạo 100% tấm của Ấn Độ sẽ cho phép các nước nghèo ở châu Phi đảm bảo nguồn cung ngũ cốc với giá thấp hơn, đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Giá gạo Ấn Độ vẫn gần mức thấp nhất 19 tháng