Giá dầu bật tăng mạnh bởi loạt cam kết cắt giảm sản lượng

Saudi Arabia cho biết sẽ kéo dài quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày đến tháng thứ 3 liên tiếp đến hết tháng 9/2023.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giá dầu tăng khoảng 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm khi mà Saudi Arabia và Nga đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế sản lượng dầu cho đến qua tháng 9/2023 và sau đó nữa.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,94USD/thùng tương đương 2,3% lên 85,14USD/thùng trên thị trường London.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 2,06USD/thùng tương đương 2,6% lên 81,55USD/thùng.

Trên các thị trường khác, giá dầu diesel giao tương lai tăng khoảng 2% lên ngưỡng cao nhất tính từ tháng 1/2023.

Saudi Arabia cho biết sẽ kéo dài quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày đến tháng thứ 3 liên tiếp đến hết tháng 9/2023, và nhiều khả năng quyết định sẽ vẫn có hiệu lực trong những tháng kế tiếp.

Sản lượng dầu của Saudi Arabia dự kiến khoảng 9 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2023.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak trong khi đó công bố Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu ước tính khoảng 300.000 thùng/ngày từ tháng 9/2023.

Các biện pháp cắt giảm sản lượng này được đưa ra tiếp nối động thái vào tháng 6/2023 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh như Nga vốn được biết đến với cái tên OPEC+ nhằm hạn chế sản lượng dầu trong cả năm 2024.

Vào ngày thứ Sáu, các bộ trưởng thuộc OPEC+ sẽ nhóm họp nhằm rà soát lại thị trường.

“Chúng tôi tin kết quả cuộc họp của OPEC+ sẽ dẫn đến việc nhóm tiếp tục việc cắt giảm sản lượng đã được đưa ra vào ngày 5/10/2022 và tiếp tục làm vậy trên cơ sở tự nguyện từ ngày 3/4/2023 và 4/6/2023”, chuyên gia phân tích tại tổ chức nghiên cứu ClearView Energy Partners nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình.

Giá dầu tăng bất chấp những lo lắng về khả năng một số ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ vẫn nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát dai dẳng, các quyết định này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu.

Tại Mỹ, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước tăng nhẹ, số lượng người bị sa thải giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng khi mà thị trường lao động vẫn tiếp tục trong tình trạng thiếu nhân lực. Dù tẳng thị trường lao động thiêu snhaan lực, nhiều chuyên gia tin lạm phát sẽ vẫn được kiềm chế.

Thông tin khác cho thấy lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ chững lại trong tháng 7/2023 khi mà các doanh nghiệp đương đầu với vấn đề chi phí nguyên liệu đầu vào tăng lên dù rằng nhu cầu vẫn vững vàng, thực tế này cho thấy con đường đến lạm phát thấp sẽ vẫn còn dài và chậm chạp.

Chuyên gia phân tích tại ING nhấn mạnh: “Các chỉ báo từ Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho thấy sản xuất đang đi xuống, lĩnh vực dịch vụ đang tăng trưởng chậm hơn”.

Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cam kết cung cấp thêm nguồn lực tài chính hướng đến lĩnh vực tư nhân, nó cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp khi động lực kinh tế yếu đi.

Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) vào ngày thứ Năm đã nâng lãi suất cơ bản đồng bảng Anh lần thứ 14 liên tiếp và cho biết sẽ có thể hành động tương tự để kiềm chế lạm phát tăng nóng nhất trong nhiều năm, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

BOE mới đây đã nâng lãi suất chủ chốt đồng bảng Anh lên ngưỡng từ 5,25% lên 5%, lãi suất cơ bản đồng bảng Anh hiện cao nhất tính từ tháng 2/2008. Động thái này cũng hoàn toàn tương xứng với động thái gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Cũng giống như Mỹ, kinh tế Anh đã khá vững vàng trong năm vừa qua, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái sau khi giá thực phẩm và năng lượng giảm mạnh sau khi Nga và Ukraine căng thẳng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cảnh báo chi phí lãi vay quá cao sẽ có thể đẩy kinh tế Anh vào suy thoái.

BOE bắt đầu nâng lãi suất chủ chốt từ trước khi Fed và ECB hành động, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát tại Anh đã giảm nhanh hơn so với Mỹ và châu Âu. Tháng 6/2023, chỉ số giá tiêu dùng tại Anh tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước so với mức 5,5% tại khu vực đồng tiền chung châu Âu và 3% tại Mỹ.

Khi mà hiện chưa thể chắc chắn khi nào lạm phát về ngưỡng 2%, BOE cho biết sẽ lại nâng lãi suất chủ chốt nếu có những dấu hiệu cho thấy mức lương tăng sẽ có thể dẫn đến giá tài sản tăng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE