Giá cả toàn cầu trước sức ép khi Trung Quốc nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực

Các chuyên gia cảnh báo ngay cả khi nhu cầu tại quốc gia đông dân nhất thế giới tăng nhẹ có thể khiến giá hàng hóa tăng mạnh.

Do giá nhiên liệu và phân bón cao, cùng với cuộc khủng hoảng lao động liên quan đến những hạn chế nhằm kiểm soát dịch COVID-19, Trung Quốc có thể đạt sản lượng vụ Thu thấp hơn, điều có thể làm tăng nhu cầu nhập khẩu của nước này, từ đó tác động đến giá cả toàn cầu.

Giá lương thực trên toàn cầu tăng mạnh sau khi Nga mở chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, nước sản xuất lớn của thế giới về lúa mỳ, ngô và dầu hướng dương, vào tháng Hai, khiến giá cả tăng lên các mức cao kỷ lục.

Trung Quốc tương đối tự chủ khi đáp ứng được trên 95% nhu cầu gạo, lúa mỳ và ngô.

Tuy nhiên, những gián đoạn liên tiếp do các hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa và việc di chuyển của người lao động nhằm kiểm soát dịch, cùng với giá phân bón và nhiên liệu tăng cũng như các vấn đề trong việc tiếp cận thiết bị, đã khiến việc thu hoạch vụ Thu các cây trồng chính như đậu tương và ngô bị ảnh hưởng.

Các chuyên gia cảnh báo ngay cả khi nhu cầu tại quốc gia đông dân nhất thế giới tăng nhẹ có thể khiến giá hàng hóa tăng mạnh.

Nhà phân tích về lĩnh vực nông nghiệp Even Pay thuộc công ty tư vấn Trivium China, cho rằng điều cuối cùng mà thị trường toàn cầu cần ngay lúc này là Trung Quốc trở thành người mua tích cực hơn.

Giá ngô chạm mức cao kỷ lục 9 năm trong tháng Tư, trong khi giá đậu tương ở mức cao 10 năm trong tháng Sáu.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng vẫn thực hiện chính sách "không COVID". Ông Pay cho rằng điều này tác động ra sao đến sản lượng vụ tới là chưa rõ ràng, nhưng việc vận chuyển hàng hóa đến điểm đến cuối cùng trở nên khó khăn hơn do các hạn chế nhằm kiểm soát dịch ở các khu vực nông thôn, nơi người dân e dè trước sự xuất hiện của người lạ do sợ dịch lây lan.

Quảng cáo

Người đồng sáng lập công ty nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp Sitonia Consulting, Darin Friedrichs, cho rằng nếu Trung Quốc phải nhập khẩu để bù vào phần thiếu hụt, điều này sẽ có tác động lớn đến giá cả.

Hiện Trung Quốc đang tiếp tục theo dõi vụ thu hoạch lúa mỳ.

Tại cuộc họp vào tháng Năm, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết sản lượng vụ Hè cao với mức giá trong tầm kiểm soát phụ thuộc một phần vào việc tiếp cận thuận lợi với nhân công và máy móc ở các tỉnh trồng lúa mỳ từ An Huy tới Sơn Tây.

Trung Quốc đã thu hoạch khoảng 80% diện tích lúa mỳ vụ Đông, nhưng ông Friedrichs cảnh báo giá tăng 25% so với năm ngoái, ở mức khoảng 3.000 nhân dân tệ (450 USD)/tấn.

Dù sản lượng lúa mỳ khả quan là điều các thị trường thế giới mong đợi, nhưng những gián đoạn liên quan đến dịch vẫn chưa được đẩy lùi, khi giá phân bón và nhiên liệu cao.

Theo nhà phân tích Andrew Whitelaw tại Thomas Elder Markets, Trung Quốc đã đẩy mạnh nhập khẩu lúa mỳ, ngô và đại mạch trong những năm gần đây, từ mức dưới 20 triệu tấn một năm khoảng 4 năm trước, lên khoảng 50 triệu tấn hiện nay.

Tuy nhiên, lạm phát và sự không chắc chắn trên toàn cầu khiến Trung Quốc tốn kém hơn khi tăng nhập khẩu.

Trung Quốc đã nhập lúa mỳ vụ mới để dự trữ với giá rất cao trong tháng này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói Trung Quốc sẽ không ngừng nỗ lực để đảm bảo an ninh lương thực.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro