FTSE Russell thường nâng hạng thị trường vào tháng 9 hàng năm, 2025 sẽ "gọi tên" Việt Nam?

Chứng khoán BSC cho rằng “chiếc áo” thị trường cận biên (Frontier) đã không còn phù hợp với Việt Nam.

FTSE Russell thường nâng hạng thị trường vào tháng 9 hàng năm, 2025 sẽ

Rạng sáng ngày 9/4 tới đây, tổ chức xếp hạng thị trường FTSE Russell sẽ công bố kết quả đánh giá phân loại thị trường các quốc gia. Tại đợi đánh giá tháng 9/2024, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi (Watch list) để được xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi sơ cấp (Secondary Emerging market).

Tuy nhiên, trong thông báo gần nhất hồi đầu tháng 3/2025, FTSE Russell nhận định Việt Nam được đánh giá có khả năng nâng hạng từ vị thế thị trường cận biên (Frontier Market) lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging Market).

Trong báo cáo mới công bố, Chứng khoán BSC cho rằng “chiếc áo” Frontier đã không còn phù hợp với Việt Nam. BSC thống kê trong lịch sử và cho rằng FTSE Russell phần lớn ra thông báo chấp thuận nâng hạng thị trường vào thời điểm tháng 9 hàng năm với tổng cộng 21/25 lần cho 19 quốc gia ra thông báo trong 17 năm. Ngoài ra, trong giai đoạn 2008 – 2024, có 04 quốc gia được FTSE ra thông báo nâng hạng vào tháng 3. Cũng cần lưu ý rằng, FTSE thường thu thập lấy dữ liệu vào các mốc tháng 6, 12 hàng năm, từ đó sẽ tiếp tục quá trình tham vấn để đưa ra quyết định nâng hạng, hạ bậc.

Với Việt Nam, trong kịch bản cơ sở, BSC Research dự báo TTCK Việt Nam có thể được MSCI xem xét đưa vào danh sách theo dõi (Watch list trong tháng 6/2025) và FTSE Russell ra thông báo chấp thuận nâng hạng vào tháng 9 năm nay.

Quảng cáo

BSC cũng chỉ ra một số lưu ý trong tiến trình nâng hạng thị trường. Thứ nhất, một trong những điều quan trọng là khả năng thực thi trong thực tế của các thành viên thị trường – đặc biệt là các CTCK – đối với mô hình NPS (NonPre-funding) và trải nghiệm của Nhà đầu tư nước ngoài khi sử dụng. Cùng với đó, quan điểm của các Bộ và cơ quan ngang Bộ có liên quan đến việc phối hợp thúc đẩy tiến trình nâng hạng thị trường. Đặc biệt, giải pháp gia tăng hàng hóa chất lượng niêm yết sẽ có ý nghĩa lâu dài cho sự phát triển bền vững của thị trường.

BSC dự phóng nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi bởi FTSE Russell, ước tính sơ bộ dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,5 tỷ USD. Xa hơn nếu được nâng hạng bởi MSCI, thị trường có thể đón dòng vốn tới 2 tỷ USD. Lưu ý quỹ đầu tư trên thế giới có thể sử dụng bộ chỉ số tư nhân khác cung cấp hoặc theo tiêu chí riêng để phân bổ vốn, do đó giá trị đầu tư vào các thị trường thực tế sẽ còn lớn hơn nhiều.

Trên góc độ thị trường, nhà đầu tư nên chú ý tới thời điểm và diễn biến của khối ngoại, các quỹ ETF. Khối ngoại thường sẽ thực hiện hoạt động mua ròng từ 2-4 tháng trước khi FTSE ra thông báo chấp thuận nâng hạng cũng như thời gian bắt đầu quá trình chuyển đổi. Đối với MSCI, khối ngoại hành động sớm hơn từ 4-5 tháng do quy mô các quỹ tham chiếu theo bộ chỉ số và mức độ ảnh hưởng của MSCI lớn hơn FTSE Russell. Thanh khoản khả năng cũng sẽ tích cực sau khi thông tin nâng hạng được công bố từ 1-2 tháng đối với FTSE và từ 5-6 tháng đối với MSCI.

Đối với các nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn, BSC khuyến nghị có thể tham khảo chiến lược giao dịch đối với các cổ phiếu có tiềm năng lọt vào rổ chỉ số Emerging. Một số cổ phiếu cần chú ý gồm HPG, VNM, MSN, VCB, SSI, VIC, VHM, VRE.

Với nhà đầu tư dài hạn, nhịp điều chỉnh sẽ mở ra cơ hội mua cho các cổ phiếu có nền tảng cơ bản, tiềm năng tăng trưởng tốt và ưu tiên xem xét các cổ phiếu được hưởng lợi trực tiếp khi Việt Nam được nâng hạng.

BSC nhấn mạnh thông tin nâng hạng không phải là yếu tố giúp TTCK đi lên, mặc dù sẽ có dòng vốn nước ngoài tham gia vào thị trường. Yếu tố căn bản vẫn phụ thuộc vào nội tại của nền kinh tế như tình hình chính trị, thiên tai, chính sách vĩ mô, tiền tệ, khả năng sinh lời của doanh nghiệp…

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Quý I/2025, VPBankS đạt doanh thu kỷ lục, chi phí hoạt động giảm mạnh giúp lợi nhuận gần gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 351 tỷ đồng. Dư nợ margin tiếp tục lập kỷ lục mới, lên hơn 12.760 tỷ đồng trong khi tổng tài sản tăng mạnh.

Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại